Quân đội Nga, dân quân Donbass thu giữ chiến lợi phẩm nhiều vũ khí phương Tây từ quân đội Ukraine

Chiến lợi phẩm do quân đội Nga thu giữ được chuyển giao cho lực lượng dân quân Donbass sử dụng.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, các bên tham chiến đều thu giữ nhiều trang thiết bị quân sự chiến lợi phẩm. Chiến lợi phẩm do quân đội Nga thu giữ được chuyển giao cho lực lượng dân quân Donbass sử dụng.

Lực lượng quân đội Ukraine buộc phải rút lui khỏi nhiều địa bàn trên chiến trường Donbass. Rất nhiều vũ khí của quân đội Ukraine, bao gồm vũ khí từ Mỹ và các quốc gia châu Âu viện trợ buộc phải bỏ lại đã bị quân đội Nga và dân quân Donbass thu giữ trong tình trạng chiến đấu tốt.

Theo một cuộc phỏng vấn gần đây với một dân quân vùng Luhansk (LPR), binh lính Ukraine để lại nhiều trang thiết bị trên chiến trường, một số người cố gắng phá hỏng vũ khí để ngăn đối phương sử dụng. Dân quân Luhansk đã sửa chữa những vũ khí hỏng hóc và tiếp tục sử dụng để chống lại quân đội Ukraine.

Chiến lợi phẩm phổ biến nhất đối với lực lượng dân quân Donbas và quân đội Nga là súng phóng lựu chống tăng (RPG), các hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển khác nhau.

Trên một trận địa chiến đấu của quân đội Ukraine thuộc khu vực Liman, sau khi đánh chiếm quân đội Nga thu giữ nhiều loại vũ khí của NATO do quân đội Ukraine sử dụng để lại.

chienloipham01.jpg chienloipham02.jpg chienloipham03.jpg chienloipham04.jpg

Một số đầu đạn và liều phóng của súng phóng lựu chống tăng phương Tây do quân đội Nga thu giữ được trên chiến trường. Ảnh RusVesna

Đây là những vũ khí chiến lợi phẩm, được chuyển giao cho dân quân Donbass từ các đơn vị thuộc Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 93 Ukraine.

vukhichongtang01.jpg vukhichongtang02.jpg vukhichongtang03.jpg vukhichongtang04.jpg vukhichongtang05.jpg vukhichongtang06.jpg vukhichongtang07.jpg

Các vũ khí chống tăng phương Tây do dân quân Donbass thu giữ được từ lữ đoàn bộ binh cơ giới số 93 Ukraine. Ảnh South Front

Các súng trường bắn tỉa Savage và R11 của quân đội Ukraine do Mỹ sản xuất.

sungtruongbantia.jpg

Súng trường bắn tỉa Savage và R11 do Mỹ sản xuất

Các phóng viên quân sự miền Đông Ukraine cho biết, một trung đội bộ binh Ukraine được trang bị ít nhất 2 tổ hợp tên lửa chống tăng NLAW và 2 tên lửa chống tăng Mỹ Javelin và hàng chục súng phóng lựu chống tăng nước ngoài khác.

Quân đội Nga thu giữ pháo do Liên Xô sản xuất từ những năm 1960 của quân đội Ukraine.

phaolienxo.jpg

Pháo phòng không hạng nặng 100 mm do Liên Xô sản xuất của quân đội Ukraine

Một đơn vị dân quân Luhansk thu chiến lợi phẩm pháo tự hành 2S3 Akatsiya SPA (Pháo tự hành) của Ukraine và đang kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của xe.

Dân quân Luhansk thu chiến lợi phẩm pháo tự hành 2S3 Akatsiya SPA của Ukraine và đang kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của xe. Video South Front

Ngày 19/5, lực lượng dân quân Luhansk thu giữ được một pháo phản lực 122 mm BM-21 Grad, 3 xe thiết giáp và 3 xe vận tải.

Ngày 21/5, dân quân Donbass cung cấp một số bức ảnh về mìn chống tăng DM-12 do Đức sản xuất, bị thu giữ chiến lợi phẩm trên mạng xã hội VK Nga.

minduc02.jpg minduc03.jpg minduc04.jpg minduc05.jpg

Mìn chống tăng DM-12 do Đức sản xuất. Ảnh RusVesna

Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine hàng nghìn mìn chống tăng. Trong một bài báo ngày 17/5, trang Der Spiegel cho biết, chính phủ Đức đã gửi 1.600 quả mìn DM-12 PARM và 3.000 quả mìn chống tăng DM-31 tới Ukraine trong tháng qua.

Mìn chống tăng DM-12 do Đức sản xuất, được gắn trên một giá ba chân, phóng một đầu đạn xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm, có vây ổn định bay với tầm bắn hiệu quả từ 2 đến 40 mét, khả năng xuyên giáp 600 mm. Mìn được kích hoạt thủ công với độ trễ sẵn sàng chiến đấu sau khi kích hoạt năm phút. Mìn được kích nổ bằng lệnh vô tuyến hoặc bằng cáp kích hoạt sợi quang, kích hoạt mìn khi bị xe tăng, thiết giáp đè, nghiến lên.

Loại mìn chống tăng thứ hai, DM-31, là bản sao của mìn chống tăng Thụy Điển FFV 028. DM-31 do Đức sản xuất là mìn chống tăng truyền thống, được kích hoạt khi xe tăng, thiết giáp di chuyển lên phía trên.

minduc01.jpg

Mìn chống tăng gầm xe DM-31 của Đức, sử dụng ngòi nổ kích hoạt từ trường. Ảnh South Front.

Mìn sử dụng cảm biến từ trường để kích nổ, cho phép tấn công toàn bộ thân xe. Khi ngòi nổ kích hoạt, lượng nổ ban đầu sẽ thổi bay đất hoặc vật chất vùi lấp mìn, sau một phần giây lượng nổ lõm chính của mìn được kích hoạt, gây lên sự phá hủy lớn nhất đối với thiết giáp. Lượng nổ của mìn cho phép xuyên phá giáp bụng của bất cứ xe tăng nào trên thế giới.

Đức hiện đang là một trong những quốc gia chính cung cấp vũ khí trang bị cho chính quyền Ukraine. Berlin đã cung cấp cho Kiev rất nhiều vũ khí, hàng nghìn tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không MANPAD.