Mới bước vào vụ thu hoạch được ít ngày nhưng hoạt động mua bán vải đã rất sôi động, nhiều khu vực đã ùn tắc do lượng vải đổ về điểm cân khá lớn.
Từ đầu giờ sáng, hàng đoàn xe máy thồ hàng tạ vải qua sông Lục Nam vào phố Kim nằm trên QL31 để tiêu thụ.
Chiếc cầu phao Kim chật kín dòng xe hướng từ xã Mỹ An về QL31
Đa phần là vải Thanh Hà, u hồng đã đến lúc thu hoạch được các nhà vườn vặt từ nửa đêm.
Lượng xe đổ về trong thời điểm bình minh khá lớn nên nhiều người sốt ruột chờ đợi để thoát khỏi cầu về điểm cân.
Hầu hết các xe đều chở trên 1 tạ vải nên việc di chuyển từ cầu lên đê khá khó khăn, phải dùng đến dịch vụ đẩy xe.
Mỗi chuyến xe qua cầu đều chịu thêm chi phí chuyên chở bằng xe máy và đẩy lên dốc nên nhiều nhà vườn chọn cách vận chuyển qua sông bằng thuyền để tiết kiệm chi phí.
Xe máy chất đầy các sọt vải từ các xã Mỹ An, Tòng Lệnh hoặc nhiều vườn vải khác đổ về khiến giao thông qua đây trở nên ùn ứ cục bộ.
Các thương lái chọn vải ngay tại khu vực tắc đường để dành cho chuyến hàng của mình những túm vải ngon.
Do vải đầu mùa chưa ngon nên giá khá thấp, việc mua bán mặc cả đã khiến nơi đây huyên náo ngay từ sáng sớm.
Nhiều nhà vườn chấp nhận bán giá không cao do chưa nhiều thương lái đổ về thời điểm đầu mùa. Các sọt vải sau khi đem cân, ngã giá được chuyển lên xe bảo quản lạnh để mang về các tỉnh thành bán hoặc các xưởng sấy khô, đóng lon.
Thời điểm thu mua cũng là lúc người lao động đi làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn nên giao thông trở nên vô cùng phức tạp.
Thời tiết nắng nóng, giao thông khó khăn cộng với việc chưa ưng giá nhập của các tiểu thương thu mua nên nhiều người chấp nhận vất vả để đem tới các điểm thu mua khác.
Cũng trong thời điểm đầu mùa, UBND huyện Lục Ngạn cùng các ban ngành, các đơn vị phân phối, vận chuyển đã ký kết hợp tác để xúc tiến việc thu hoạch vải thiều năm 2023.
Theo nhiều nhà vườn, vải thiều chất lượng cao của Lục Ngạn phải 15 ngày nữa mới chính vụ.