Theo ước tính, doanh thu lĩnh vực bưu chính Quý I/2022 đạt hơn 9,900 tỷ đồng, tăng 2% so với với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ước tính, doanh thu lĩnh vực bưu chính Quý I/2022 đạt hơn 9,900 tỷ đồng, tăng 2% so với với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian giao hàng, tình trạng nguyên vẹn của kiện hàng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ thương hiệu chuyển phát nhanh. Vì vậy, một số đơn vị đã đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý và giảm thiểu sai sót. Tiêu biểu như J&T Express với 36 trung tâm trung chuyển được ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư hệ thống phân loại thông minh DWS và băng chuyền ma trận tự động.
Cùng sự thay đổi tích cực của ngành, nhiều mô hình kinh doanh đi kèm được đổi mới nhằm mang tới lợi ích cộng hưởng cho toàn bộ hệ sinh thái. Điển hình, mô hình nhượng quyền thương hiệu từ J&T Express giúp nhà đầu tư giảm chi phí không tên và rút ngắn quá trình tự xây dựng. Rủi ro trong giai đoạn đầu khởi nghiệp cũng sẽ được giảm thiểu với lộ trình mở bưu cục bài bản cùng sự hỗ trợ 24/7 từ J&T Express. Nhờ được thừa hưởng tệp khách hàng có sẵn, chủ bưu cục có thể thu hồi vốn nhanh chóng, cũng như đầu tư thêm bưu cục nhượng quyền.
Các đơn vị chuyển phát nhanh tại Việt Nam như J&T Express đã liên tục cho ra đời các dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu hiện đại. Nổi bật phải kể đến dịch vụ J&T Fresh, J&T International…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn hợp tác với các đơn vị khác mang đến lợi ích tối đa cho người dùng. Có thể kể đến màn hợp tác giữa J&T Express với Phần mềm Quản lý bán hàng UPOS, Sapo, nền tảng công nghệ Haravan, công cụ hỗ trợ quản lý đa kênh Pancake hay phần mềm cung cấp giải pháp bán hàng KiotViet… Cơ hội tiếp cận “chéo” lượng lớn khách hàng của nhau là điểm cộng lớn của mô hình hợp tác win-win này.