Trước “cơn sốt” tiền điện tử đang quay trở lại một cách mạnh mẽ, có nhiều quốc gia trên thế giới đang gấp rút mở rộng và triển khai thực hiện các quy định mới cho phép họ tận dụng sự tăng trưởng và tiềm năng của tiền điện tử…
Tính hợp pháp của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đã luôn là mở ra các cuộc tranh luận sôi nổi trên thị trường, thậm chí diễn ra ở cả cấp độ địa phương và toàn cầu.
Điều này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi việc sử dụng và chấp nhận tiền điện tử đang được mở rộng trên khắp thế giới.
Hiện tại, chỉ có hai quốc gia trên thế giới tin rằng Bitcoin có thể là một loại tiền hợp pháp hợp pháp, đó là El Salvador và Cộng hòa Trung Phi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng con số này sẽ sớm thay đổi và tăng lên các cột mốc ấn tượng
Dưới đây là những quốc gia, khu vực đã và đang trong quá trình hợp pháp hoá tiền điện tử.
El Salvador
El Salvador là một trong hai quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Quốc hội El Salvador đã thông qua một dự luật này của Tổng thống Nayib Bukele vào năm 2021, chính thức tuyên bố rằng tiền điện tử sẽ trở thành một hình thức trao đổi giá trị hợp pháp và giúp người dân hàng ngày có thể mua hàng hóa và dịch vụ bằng tiền điện tử.
Cộng hòa Trung Phi
Cộng hòa Trung Phi đã chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán hợp pháp vào quý 2/2022. Theo sau “màn chào sân” của El Salvador.
Israel
Israel đã mở cửa cho việc sử dụng tiền điện tử, lắp đặt cả hệ thống máy ATM riêng và doanh nghiệp trên khắp đất nước chấp nhận Bitcoin dưới dạng thanh toán hợp pháp. Mặc dù vậy, cơ quan thuế ở Israel hiện vẫn không coi Bitcoin là tiền tệ, chứng khoán hoặc tài sản. Tuy nhiên, người bán phải nộp thuế lãi vốn 25% khi bán Bitcoin.
Mỹ
Tại Mỹ, các cá nhân và doanh nghiệp lưu trữ hoặc trao đổi Bitcoin đều thuộc danh mục “MSB”, hay còn được hiểu là kinh doanh dịch vụ tài chính. Và tất cả các MSB đều phải tuân theo Đạo luật bí mật ngân hàng.
Như đã nói, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Bitcoin là một loại tiền tệ có thể trao đổi và có thể hoạt động như một loại tiền thay thế cho tiền thật. Đã có thêm những quy định bổ sung được áp dụng để điều tra các hoạt động bị nghi ngờ bất hợp pháp hoặc hành vi sai trái về tài chính liên quan đến tiền điện tử, nhưng mọi người và doanh nghiệp hàng ngày có thể sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán ở một số cơ sở kinh doanh nhất định.
Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu (EU) tin rằng token là một loại tài sản và coi việc sử dụng chúng là hợp pháp. Trên thực tế, Liên minh vẫn có lập trường khá phức tạp và trái chiều về tiền điện tử, nhưng nhiều quốc gia trong khối đã chủ động đẩy mạnh các quy định để làm cho tiền điện tử dễ tiếp cận và an toàn hơn với công chúng. Một số quốc gia như Bỉ, Phần Lan và Bulgaria đã đưa ra điều luật riêng về việc sử dụng tiền điện tử.
Canada
Ở Canada, tiền điện tử được coi là hàng hóa vì mục đích thuế. Sàn giao dịch được coi là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Chính phủ Canada có luật và quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua việc sử dụng tiền điện tử. Miễn là người dùng tuân theo các luật và nguyên tắc này, họ có thể tự do sử dụng và giao dịch tiền điện tử ở Canada.
Australia
Lập trường của Australia tương tự như Canada. Chính quyền Australia coi tiền điện tử là hàng hoá kỹ thuật số có giá trị nên có thể bị đánh thuế. Nếu ai đó mua, bán, tặng hoặc thậm chí chuyển đổi tiền điện tử thành tiền tệ thực tế để sử dụng mua hàng, họ sẽ phải chịu một mức thuế phí khá cao. Tuy nhiên, nếu người dùng có xu hướng giữ tiền điện tử để có thể kiếm lợi nhuận từ giá trị của nó, thì bạn sẽ không bị tính thuế trong hầu hết các trường hợp. Ở Australia, người dùng cũng được yêu cầu phải lưu giữ hồ sơ về các giao dịch, dù cho ví và sàn giao dịch đã có hệ thống lưu trữ riêng.
Các quốc gia khác nơi tiền điện tử cũng bắt đầu nhận được sự công nhận bao gồm: Angola, Costa Rica, Ecuador, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Argentina, Brazil, Pakistan, Chile, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, New Zealand, …
Mỹ Hân