Giá lợn hơi ngày 10/8, miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng nhẹ quanh mức 1.000 đồng/kg....
Giá lợn hơi ngày 10/8 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 57.000 đồng/kg đến 64.000 đồng/kg.
Giá tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 61.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình ghi nhận mức cao nhất 64.000 đồng/kg.
Thấp hơn một chút là Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang có giá giao dịch là 63.000 đồng/kg. Riêng Hà Nam cùng ghi nhận mức giá 63.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại không ghi nhận biến động mới so với ngày hôm qua.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 58.000 – 62.000 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Đắk Lắk là địa phương ghi nhận giá thấp nhất với 58.000 đồng/kg. Riêng Tỉnh Lâm Đồng có giá thu mua 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức giá cao nhất là 62.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua từ 59.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 57.000 đồng/kg - 60.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Kiên Giang có giá thu mua 60.000 đồng/kg.
Sóc Trăng là địa phương ghi nhận mức giá thu mua thấp nhất 57.000 đồng/kg. Các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Kiên Giang có giá giao dịch là 58.000 đồng/kg. Riêng Đồng Nai được thu mua với giá 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Thuận cho biết, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng.
Cụ thể, đàn bò gần 180.000 con (tăng 3%), đàn heo hơn 370.000 con, không tính heo con theo mẹ (tăng 9%) và đàn gia cầm gần 6,5 triệu con (trong đó đàn gà hơn 5,2 triệu con) tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Trọng Hiệp, để đạt kết quả trên bên cạnh sự nỗ lực của người chăn nuôi công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Nhất là đẩy mạnh công tác tiêm phòng gắn với công tác tăng cường kiểm soát vệ sinh thú y và quản lý hoạt động kinh doanh, giết mổ.