Hiệp hội xăng dầu đề xuất dùng quỹ bình ổn xăng dầu để bù lỗ cho cây xăng

Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu đề xuất lấy Quỹ bình ổn để bù trực tiếp vào chênh lệch của premium nhập khẩu để bằng với giá trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo đã nêu đề xuất trên trực tiếp đến Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi họp giữa Bộ Công thương với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cùng 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Doanh nghiệp xăng dầu than lỗ

Lý giải nguyên nhân nguyên nhân dẫn đến việc đứt gãy nguồn cung xăng dầu ở một số địa bàn, ông Bùi Ngọc Bảo cho biết, theo quy định của Nghị định 95, các doanh nghiệp đầu năm đăng ký theo sản lượng trung bình hoạt động của năm trước. Nhưng nhu cầu năm 2021 và 2020 giảm do dịch, do đó năm 2022 các doanh nghiệp đăng ký nhập nhưng không đủ.

Thứ hai, do tình hình địa chính trị, giá thế giới biến động rất lớn, mang tính chất dị biệt nên không có chính sách nào có thể bao phủ để kịp thời thích ứng với biến động giá cả và tình hình địa chính trị thế giới trong năm 2022.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề chi phí. Bao gồm chi phí hoạt động lưu thông của xăng dầu được áp dụng từ năm 2014 đến nay và đã lỗi thời nhưng chưa được sửa đổi.

Chi phí thứ 2 là chi phí tạo nguồn là các chi phí đã được quy định tại các Nghị định 83, 95 gồm giá cả thế giới, premium, phụ phí, chi phí đưa hàng từ nước ngoài về, kể cả chi phí nhập từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Khoản chi phí này mới thực hiện trong năm 2022.

aria-grand-700x300px.jpg

Ông Bảo than thở, với các kiến nghị của hiệp hội, hiện nay, chủ yếu mới có Bộ Công Thương đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bộ, còn nhiều kiến nghị trong các cuộc họp trước chưa được các bộ, ngành khác quan tâm.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong mọi trường hợp

Trả lời kiến nghị trực tiếp của Hiệp hội xăng dầu, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết việc trích sử dụng Quỹ Bình ổn giá đã được quy định tại các thông tư, nghị định.

Tuy nhiên, Bộ Công thương sẽ ghi nhận kiến nghị của Hiệp hội xăng dầu và trao đổi lại với Bộ Tài chính để thực thi đúng quy định.

Về kiến nghị về tổng nguồn, Bộ Công Thương sẽ làm việc lại với doanh nghiệp để việc giao tổng nguồn phù hợp nhất với điều kiện thực tế, trước mắt là là đủ tổng nguồn phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong quý IV.

Ghi nhận những khó khăn và kiến nghị của doanh nghiệp xăng dầu, tuy nhiên Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định xăng dầu là mặt hàng chiến lược, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nên trong mọi tình huống đều phải bảo đảm cung ứng đầy đủ sản lượng xăng dầu được phân giao từ đầu năm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp lên kế hoạch nhập khẩu xăng dầu, phấn đấu đạt mức tối thiểu theo kế hoạch phân giao của Bộ Công Thương; đảm bảo lượng dự trữ thương mại theo quy định...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định phải đảm cung ứng xăng dầu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định phải đảm cung ứng xăng dầu trong mọi trường hợp

Theo Vụ Thị trường trong nước, tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu năm 2022 được Bộ Công Thương giao cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (36 thương nhân) thực hiện tổng cộng là 20,7 triệu m3/tấn xăng dầu các loại.

Tới ngày 24/2, Bộ Công thương giao 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã được giao nhập khẩu tăng thêm 2,4 triệu m3 xăng, dầu để bù đắp cho thiếu hụt sản xuất trong nước.

Trong 9 tháng qua, tổng nguồn cung đạt khoảng 17,2 triệu m3/tấn.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong Quý IV năm 2022 phục vụ nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu (bao gồm nhập khẩu, mua từ các Nhà máy lọc dầu trong nước, tự sản xuất, pha chế) cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Cũng trong cuộc làm việc này, Bộ Công thương đã chỉ đích danh 6 doanh nghiệp không thực hiện tổng nguồn tối thiểu được giao là Công ty TNHH sản xuất - thương mại Hưng Phát; Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên; Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (mặt hàng diesel); Công ty TNHH xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát (mặt hàng xăng); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh.