Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát đối với ngân hàng SCB và từng bước duy trì hoạt động ổn định, đồng thời hạn chế những khó khăn cho ngân hàng.
Lý giải lý do đưa ngân hàng SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tác động của những doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có sai phạm và liên quan trực tiếp với SCB đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền ở ngân hàng này. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải kiểm soát đặc biệt đối với SCB.
Thời gian tới, NHNNvẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng SCB và tiếp tục từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB, ông Tú nói.
Trước đó, hồi tháng 10/2022, NHNN công bố quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này.
Kiểm soát đặc biệt là cơ chế được NHNN thực thi khi cần thiết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại cụ thể khi ngân hàng đó rơi vào khó khăn, cũng như an toàn cho toàn hệ thống. Việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo đó, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của NHNN. NHNN lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành SCB. Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Trước SCB đã có nhiều ngân hàng đã rơi bị kiểm soát đặc biệt như: DongABank. Ba ngân hàng được mua lại 0 đồng là GPBank, OceanBank, CBBank.