Ông Cao Hoàng Anh - Phó TGĐ FSI: “Cần đầu tư nghiêm túc và quyết liệt hơn cho chuyển đổi số trong doanh nghiệp”

Đó là nhận định của ông Cao Hoàng Anh - Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI về quá trình chuyển đổi số (CĐS) trong doanh nghiệp (DN). Ông khẳng định, CĐS là xu hướng tất yếu khách quan không thể đảo ngược, là động lực qua...
aria-grand-700x300px.jpg

Thứ ba, nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa. Các DN SMEs vẫn duy trì phương pháp làm việc thủ công và hiện họ đang phải tập trung để giải quyết sự yếu kém từ phương pháp làm việc truyền thống này.

Điều chúng tôi trăn trở nhất khi đi tư vấn đó chính là vẫn còn rất nhiều DN áp dụng phương pháp làm thủ công với bảng tính excel, không có công cụ hỗ trợ làm việc, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc khi làm từ xa, khiến nhà quản lý tốn rất nhiều công sức để có thể quản lý hiệu quả.

Bên cạnh đó là quản lý công việc còn quá cồng kềnh. Ví dụ như một tổng công ty có tới 4-5 hệ thống thì lãnh đạo cần phải mở 4-5 màn hình để thao tác, nhân viên phải nhập liệu thủ công 2-3 lần một dữ liệu trên nhiều hệ thống khác nhau. Việc này làm mất thời gian và gây ức chế cho hệ thống nhân sự.

DN đang gặp phải những vấn đề chính như: tổ chức dữ liệu, ứng dụng quá nhiều apps, nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa, quản lý công việc còn quá cồng kềnh...

- Quá trình tiến hóa số diễn ra trong 3 nội dung là số hóa (Digitization), xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số (Digitalization) và CĐS (Digital transformation). Theo ông, nội dung nào sẽ đóng vai trò quyết định trong quá trình CĐS?

Theo tôi đó là phải thực hiện số hóa dữ liệu và xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số một cách nghiêm chỉnh.

Số hóa dữ liệu là quá trình chuyển dữ liệu tương tự (analog) thành dữ liệu số (digital) bằng cả phương pháp thủ công (do người nhập vào) hay tự động (sử dụng IoT). Xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số là quá trình hình thành các quy trình sản xuất mới dựa trên những khả năng mới mà kết quả xử lý dữ liệu đã số hóa mang lại. Đó là các cơ chế tự động thông minh được “ghép” vào các quy trình sản xuất truyền thống và làm thay đổi chúng. Đây là khâu quyết định mà rất nhiều DN bỏ qua hoặc không chú trọng đúng mức.

- Theo ông, những yếu tố nào trong các tổ chức, DN sẽ quyết định sự thành công đối với việc CĐS? Để giúp các tổ chức, DN thành công trong việc CĐS, ông có những khuyến nghị gì?

Từ kinh nghiệm tư vấn và cung cấp giải pháp CĐS cho hơn 5.500+ khách hàng là các DN, tập đoàn lớn, chúng tôi rút ra 5 yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc CĐS.

Thứ nhất đó là nhận thức. Trước khi bắt tay CĐS, các DN cần nhận thức đúng và đầy đủ về hành trình CĐS để tránh mất tiền mà không đi đến đâu hoặc bỏ dở giữa chừng vì đầu tư sai hướng.

Thứ hai là chọn cách tiếp cận. Khi đã hiểu bản chất của CĐS thì chọn cách tiếp cận nào phù hợp với tổ chức mình là rất quan trọng. Đối với các SME, cách tối ưu nên bắt đầu từ những việc nhỏ, đầu tư ít để đánh giá kết quả, sau đó mở rộng dần. Khi đã nhận ra sự hơn hẳn thì chuyện mở rộng là không khó.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch thực hiện. Cần xây dựng một kế hoạch trung hạn, ít nhất 5 năm với những mục tiêu rõ ràng nhưng tập trung cụ thể hóa kế hoạch của năm đầu tiên. Kế hoạch này bao gồm 2 nội dung chính là chọn lựa công nghệ nào để thay đổi quy trình sản xuất và thực hiện việc đó như thế nào. DN cần nghiên cứu, chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có kinh nghiệm và đặc biệt là có giải pháp đơn giản giúp mình đạt được mục tiêu.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực số. Không phải là việc tuyển dụng các kỹ sư CNTT hay công nghệ số vào làm việc mà là trau dồi, rèn luyện kỹ năng số cho cán bộ, người lao động trong DN, đặc biệt là những người am hiểu sâu nhất về quy trình sản xuất của DN.

Để CĐS thành công, DN và các tổ chức nên xác định cho mình một khung CĐS tổng thể. Điều này giúp DN có cái nhìn dài hạn và có thể bắt tay CĐS từng phần. Khung CĐS được xem là “kim chỉ nam” giúp DN xác định mục tiêu, xây dựng lộ trình CĐS hiệu quả, đo lường, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, tránh lãng phí, bỏ dở khi chưa thấy kết quả như ý muốn.

Tiếp đó, DN, tổ chức cần lập kế hoạch và lộ trình theo từng giai đoạn, xây dựng, triển khai các kế hoạch đó trong thực tiễn.

Cuối cùng, DN cần xây dựng kho dữ liệu tổng thể và ứng dụng các công nghệ 4.0 như AI, Blockchain, Cloud để đưa ra các mô hình sản xuất, kinh doanh mới.

- Xin cảm ơn ông!