Sở hữu lợi thế hạ tầng giao thông siêu kết nối, quy hoạch nhiều đại đô thị hiện đại, khu vực phía Đông Hà Nội đã và đang hình thành nên những không gian sống mới cao cấp, vui chơi giải trí, mua sắm sầm uất… để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư bất động...
Hạ tầng giao thông siêu kết nối
Sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bất động sản phía Tây Hà Nội, trong vài năm gần đây, các chủ đầu tư đã và đang đẩy mạnh xây dựng đại đô thị tại khu vực phía Đông nhằm tận dụng lợi thế hạ tầng giao thông hiện đại, quỹ đất rộng lớn cùng triển vọng tăng tốc nhanh chóng.
Chia sẻ với báo chí, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường nhận định, trong 5 phương án mở rộng phát triển Hà Nội, phương án lấy sông Hồng đặt giữa Hà Nội, mở rộng về phía Đông hơn, kéo dài từ Ba Vì tới Hưng Yên… là phương án hữu hiệu nhất. Mặc dù tâm lý xưa nay “ngại sang sông” nhưng xu hướng Hà Nội phát triển về phía Đông – nơi có địa thế đất cao, không có ngập lụt sẽ xóa dần rào cản tâm lý đó. Việc phát triển Hà Nội theo hướng tỏa ra 2 phía sông Hồng cũng chính là phù hợp địa thế theo phong thủy, là bền vững nhất.
Các khu đô thị kết nối hệ thống giao thông huyết mạch, đường vành đai 3.5 sẽ thu hút cư dân về phía Đông Hà Nội
“Tận dụng lợi thế địa kinh tế phía Đông Hà Nội, dựa vào hệ thống hạ tầng lớn, là tư duy phát triển đô thị mới hiện đại... Những khu đô thị mới của Vingroup sẽ có sức phát triển đặc sắc, kiểu mẫu vì hạ tầng không lo ngập nước, có nhiều tiện ích cho cư dân sinh sống, nghỉ dưỡng, sẽ tạo thành chuỗi đô thị giúp thúc đẩy sự phát triển phía Đông mạnh mẽ hơn”, ông Đặng Hùng Võ đánh giá.
Đánh giá về triển vọng phát triển đô thị phía Đông Hà Nội, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, cách đây 3 năm, phát triển khu vực 2 bờ sông Hồng là tầm nhìn tuyệt vời về phát triển đô thị Hà Nội. Nếu ta có tầm nhìn đó và thực thi được, diện mạo thủ đô sẽ khác hẳn và đất nước cũng đẹp hơn. Các dự án đô thị lớn của doanh nghiệp đầu tư ở khu vực này là đang hiện thực hóa việc phát triển Hà Nội theo hướng 2 bờ sông Hồng.
Theo TS Vũ Đình Ánh, sức hút của bất động sản ở phía Đông Hà Nội là do sở hữu 5 yếu tố lợi thế sẵn có và hình thành trong tương lai. Thứ nhất, hạ tầng kết nối đô thị có cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, các cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, kết nối liên kết vùng.
Thứ hai, phía Đông là nơi hội tụ những cư dân tương lai từ các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… để những con đường cao tốc được sử dụng hiệu quả, không bỏ hoang, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Có điều lợi thế là chủ đầu tư lớn như Vingroup đã đầu tư hệ thống xe bus điện để kết nối vào hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho cư dân di chuyển.
Thứ ba, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, xu hướng phát triển đô thị về phía Đông là phù hợp, sẽ kéo gần khoảng cách không gian địa lý, đáp ứng nhu cầu của dân cư vùng Đông bắc bộ.
Thứ tư, với mức độ đô thị hóa ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 35%, việc phát triển các dự án đô thị quy mô lớn sẽ theo hướng hình thành không gian sống chuẩn mực cao, có sẵn hạ tầng và hạ tầng đi trước vài bước như cách làm của Vingroup, sẽ thu hút cư dân hơn.
Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 mang tới cho cư dân không gian sống trong lành, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp
Thứ năm, mô hình đô thị gắn kết với giao thông, với không gian sống và phát triển kinh tế ở phía Đông Hà Nội, phù hợp định hướng đô thị vệ tinh.
Có thể thấy, sự phát triển nhiều đại đô thị hoàn thiện, kết nối giao thông thuận tiện, đa tiện ích sống cao cấp, sẽ thúc dẩy sự dịch chuyển dân cư từ nội đô Hà Nội ra các đô thị mới, cũng như thu hút lượng lớn người dân từ các tỉnh phía Bắc về sinh sống.
“Trong tương lai, khu vực phía Đông dự kiến sẽ trở thành một trung tâm mới của Hà Nội, nhất là khi toàn bộ dự án Ocean Park quy mô dân số 400.000 dân được hoàn thiện, các chuỗi cung ứng đổ về Việt Nam nhiều hơn, công việc cũng dịch chuyển mạnh từ thành phố cũ sang… Dự báo, giá bất động sản tại đây sẽ nhân 3-4 lần trong vòng 5 năm tới”, ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch Công ty cổ phần Địa ốc Vietstarland dự báo.