Sưu tập đồ chơi cũ: Những người biến sở thích thành cơ hội kinh doanh

Trong khi các khoản đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản phổ biến hơn, một số người lại thấy rằng đồ chơi cũ là tài sản độc đáo và có tiềm năng sinh lời…

Sưu tập đồ chơi cũ: Những người biến sở thích thành cơ hội kinh doanh

Lau Tech Kheng, chủ sở hữu của Past Time Collectable

Việc sưu tập đồ chơi cổ điển bắt đầu thịnh hành từ đầu thế kỉ 20. Người hâm mộ trung thành tìm kiếm các sản phẩm này từ các thương hiệu lớn như Marvel hoặc Naruto… Qua từng giai đoạn, khách hàng sẽ sưu tập những món đồ khác nhau, nhưng hầu hết đều là các mô hình nhân vật.

Lau Tech Kheng, hiện đang sinh sống tại Singapore đã sở hữu cho mình một doanh nghiệp đồ chơi cũ. Ông chia sẻ rằng: “Từ năm 2005, tôi đã bắt đầu bán những bức tượng nhỏ cổ điển cùng với bạn bè của mình”. Trước đó, doanh nhân này từng làm kĩ thuật viên, nhưng khi việc bán hàng trở nên tốt hơn, ông đã quyết định theo đuổi đam mê.

Cửa hàng Past Time Collectable của Lau Tech Kheng bán những sản phẩm từ các thương hiệu ăn khách như Ultraman, Macross, Robotech, M.A.S.K và Power Rangers, giá dao động từ 4 USD đến 3.800 USD.

Sưu tập đồ chơi cũ: Những người biến sở thích thành cơ hội kinh doanh 2

Nhà sưu tập Dennis Pek

Nhiều người thường nói, muốn đầu tư điều gì đó, trước hết phải có sở thích và đam mê với chúng. Quả thật, nhà sưu tập bức tượng nhỏ, Dennis Pek đã thu thập hơn 2.000 đồ chơi trong 2 thập kỷ qua. Ông đã phải lùng sục ở nhiều chợ trời, trang web trực tuyến và từ những cuộc đấu giá để tìm các nhân vật trong chương trình yêu thích của mình.

Doanh nhân này hy vọng: “Tôi đã đầu tư hơn 80.000 USD cho bộ sưu tập mà tôi thích nhất, trong tương lai, những món đồ đó sẽ tăng dần giá trị theo thời gian". Ông cũng tiết lộ, nhiều khách hàng sau khi mua đồ chơi sẽ không bóc mà chỉ ngắm chúng qua hộp là đủ.

Sưu tập đồ chơi cũ: Những người biến sở thích thành cơ hội kinh doanh 3

Chang Yang Fa, nhà sáng lập bảo tàng đồ chơi MINT

Trong khi đó, Giám đốc điều hành đồng thời cũng là nhà sáng lập của bảo tàng đồ chơi MINT, Chang Yang Fa sở hữu riêng hơn 50.000 bộ đồ chơi cũ, với khoảng 10% trong số đó được trưng bày tại bảo tàng của ông ở trung tâm Singapore.

Nhà sưu tập chia sẻ, mọi người muốn mua lại các kỉ niệm, từ đó tạo ra nhu cầu trong thị trường bán lẻ. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 khiến nhiều ở nhà, do vậy họ muốn trang trí lại góc làm việc nên đã mua nhiều mô hình nhỏ để ở bàn.

Dữ liệu từ công ty tư vấn Circana, cho thấy những người từ 18 tuổi trở lên chiếm 14% doanh số bán đồ chơi của Mỹ tính đến tháng 9 năm 2022, số liệu này đã tăng 19% so với năm 2021.