Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Việt – Tổng giám đốc SAP Việt Nam với Thương Gia khi nói về vấn đề phát triển bền vững trong doanh nghiệp. Doanh nhân Việt cho rằng, những doanh nghiệp nào càng nhập cuộc sớm trong vấn đề phát triển bền vững chắc...
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, SAP đưa ra 3 trụ cột chính là không phát thải, không rác thải và không bất bình đẳng. Đi theo 3 trụ cột đó sẽ có các sản phẩm để giúp doanh nghiệp quản trị việc phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng như trong hệ sinh thái của họ. Rất nhiều DNVVN cũng sẽ nằm trong hệ sinh thái của các doanh nghiệp này. Như vậy, nếu từng doanh nghiệp ứng dụng và tuân thủ theo các tiêu chí phát triển bền vững, thì bản chất hệ sinh thái xung quanh họ càng mạnh hơn và sẽ có lợi thế rất nhiều so với các doanh nghiệp tiếp theo.
- Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu phát triển bền vững như thế nào?
Tùy từng bối cảnh doanh nghiệp, sẽ có những doanh nghiệp sẵn sàng kiểm soát rác thải trước, có những doanh nghiệp sẽ cảm thấy việc quản lý phát thải dễ dàng hơn. Một số doanh nghiệp sẽ sẵn sàng xóa bỏ bất bình đẳng, ví dụ tạo ra cơ hội tiếp cận công việc bình đẳng cho nhân viên.
Đối với phần lớn các doanh nghiệp, đầu tiên chúng ta cần kiểm soát lượng phát thải carbon trong doanh nghiệp. Việc bắt đầu kiểm soát lượng phát thải sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình đang phát thải bao nhiêu và đạt được mục tiêu như thế nào.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ở những góc khác nhauTiếp theo, chúng ta cần hạn chế rác thải. Rất nhiều DNVVN đang tiên phong sử dụng những nguyên vật liệu tái chế - như các loại ống hút làm từ vật liệu thiên nhiên. Những doanh nghiệp lớn hơn có thể cân nhắc dùng nguyên vật liệu thô trong quá trình sản xuất, đóng gói, bán hàng và tìm cách tái chế sau khi khách hàng sử dụng. Nếu doanh nghiệp có chiến lược để tái chế và giảm những nguyên vật liệu cơ bản như xi măng, sắt, thép, nhựa và nhôm thì chúng ta có thể giảm 40% phát thải vào 2050. Hiện trong sản xuất, chỉ có 9% vật liệu được tái chế, trong khi 91% còn lại chỉ được sử dụng một lần, gây ra rất nhiều hệ lụy cho môi trường và con người. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vật liệu tái chế, thì tính bền vững càng được nâng lên.
Nói tóm lại, doanh nghiệp có thể tiếp cận phát triển bền vững bằng cách đo lường lượng phát thải carbon, tuần hoàn lại chu trình sử dụng và sản xuất, tthiết lập các quy trình dựa trên nền tảng công nghệ để đo lường chính xác, để doanh nghiệp nhìn thấy mục tiêu và cải thiện mục tiêu đó.
- SAP sẽ đồng hành với doanh nghiệp như thế nào trong quá trình này?
SAP là đối tác công nghệ để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu quản trị. SAP cũng đi theo 3 trụ cột và có những sản phẩm về mặt công nghệ.
Đối với mục tiêu không phát thải, SAP có sản phẩm Quản lý Dấu chân Sản phẩm (Product Footprint Management) để giúp doanh nghiệp ghi nhận được tình hình phát thải, thu thập dữ liệu trong toàn doanh nghiệp để đưa ra các báo cáo minh bạch, giúp doanh nghiệp nhận biết tình trạng phát thải của mình như thế nào, xu hướng ra sao và mục tiêu cần đạt được như thế nào.
Đối với mục tiêu không rác thải, SAP có sản phẩm Thiết kế và Sản xuất có trách nhiệm (Responsible Design & Production - RDP), giúp các doanh nghiệp quản trị vòng đời sản phẩm từ lúc làm việc với nhà cung ứng, tới khâu sản xuất, khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đến khi trở thành rác thải và cuối cùng khi nó được tái chế. SAP RDP có nhiều chỉ số giúp doanh nghiệp biết được tính tuần hoàn của sản phẩm trong chuỗi quy trình của mình đến đâu, giúp doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu đáp ứng được các quy chế khác nhau ở mỗi thị trường. Ví dụ, một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có thể được xuất sang nhiều thị trường ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, và mỗi thị trường sẽ có chính sách khác nhau, áp mức thuế khác nhau cho tình trạng phát thải carbon của doanh nghiệp đó. Tất cả những sự thay đổi về chính sách sẽ được phản ánh về tổng hành dinh, để giúp doanh nghiệp biết làm thế nào để tuân thủ tốt nhất với thị trường đó, làm thế nào để đạt mục tiêu về phát thải và mức độ tuần hoàn trong sản xuất của doanh nghiệp mình.
SAP đang giúp các doanh nghiệp trên thế giới thỏa mãn kỳ vọng của các nhà lập pháp, nhà đầu tư, người dùng, khách hàng, các định chế tài chính cho vay v.v….
- Quay trở lại Việt Nam, các khách hàng của SAP đã có những động thái gì để phát triển bền vững?
Ở Việt Nam, phát triển bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ở những góc khác nhau, tùy vào điều kiện và bối cảnh của doanh nghiệp. Đối với SAP, theo chính sách toàn cầu, SAP đã áp các chính sách để mọi hoạt động của SAP trên thế giới sẽ đạt mục tiêu cân bằng carbon vào 2023. Tại Việt Nam, SAP cung cấp rất nhiều dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, và các trung tâm dữ liệu của SAP đều được vận hành dựa vào năng lượng tái tạo (phần lớn là năng lượng gió), và đã đạt trạng thái cân bằng carbon từ năm 2015. Ngoài ra, đối với các trung tâm dữ liệu do các đối tác của SAP vận hành cũng đang sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Đây là cách mà SAP đồng hành với các mục tiêu phát triển bền vững.
Tuy nhiên những mục tiêu đó là chưa đủ. SAP sẽ tiếp tục chia sẻ với các doanh nghiệp, các bộ ngành Việt Nam hướng tiếp cận ba không bằng các bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số tích hợp, giúp có nền tảng công nghệ đáp ứng được các mục tiêu chuyển đổi số cũng như các mục tiêu dài hạn như phát triển bền vững.
- Xin cảm ơn ông!