Doanh nhân tiêu biểu Đỗ Nguyệt Ánh: Điều đau đáu nhất là làm sao đảm bảo đủ điện cho khách hàng

Doanh nhân tiêu biểu Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) vừa được VCCI vinh danh “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022.

Nhân dịp này, Thương Gia có cuộc trò truyện với bà Ánh liên quan đến “Đạo đức doanh nhân và Văn hóa kinh doanh” theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây cũng là thông điệp mà VCCI, VACOD muốn lan tỏa rộng rãi tới giới doanh nhân. Cùng với đó là một số vấn đề đặc thù của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.

aria-grand-700x300px.jpg Khắc phục sự cố điện tại huyện miền núi Nam Giang, Quảng Nam Khắc phục sự cố điện tại huyện miền núi Nam Giang, Quảng Nam

Hơn nữa, số hóa mang lại tính minh bạch cho khách hàng và người dân. Khi khách hàng có vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại đều được tập trung về đầu mối là Trung tâm chăm sóc khách hàng. Sau đó, nội dung liên quan sẽ được chuyển đến bộ phận chuyên trách thông qua các hình thức như: Email, web, app, các ứng dụng mạng xã hội,…và được quan tâm xử lý sớm nhất. Số hóa cũng giúp chúng tôi giám sát chặt chẽ hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, tạo mối quan hệ bình đẳng giữa ngành điện và khách hàng, rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề.

Thưa bà, khi thực hiện chuyển đổi số, EVNNPC có gặp nhiều khó khăn trở ngại không? Cụ thể của những khó khăn đó là gì?

Bà Đỗ Nguyệt Ánh: Ngoài những khó khăn đã nêu, khi thực hiện chuyển đổi số, chúng tôi còn gặp một số khó khăn, bất cập khác. Trước tiên đó là bất cập về pháp lý. Hiện nay, hóa đơn được pháp luật công nhận hợp pháp, nhưng một số thủ tục khác chưa được công nhận. Ví dụ như các biên bản nghiệm thu, giám sát thi công trong quá trình đầu tư xây dựng dự án điện. Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, sau này, những giấy tờ này được pháp luật công nhận. Hay như việc chữ ký số, nhiều khâu chưa được chấp nhận chữ ký số, yêu cầu phải ký tươi cũng là một trong những bất cập.

Khi số hóa, chúng ta không những số hóa trong nội bộ EVNNPC, mà phải số hóa cả đối với khách hàng, với các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo thành sự đồng bộ, liên kết thì số hóa mới hiệu quả. Do vậy, hiệu quả của số hóa của EVNNPC lại bị phụ thuộc khách quan từ yếu tố bên ngoài. Chi phí cho số hóa rất lớn, cũng là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp cho lần đầu tiến hành số hóa.

Đặc biệt, khi đã số hóa, chúng ta cần quan tâm sâu sắc nhất là bảo mật dữ liệu, an toàn an ninh mạng. Khi chưa số hóa, ta sợ nhất là hỏa hoạn, nhưng số hóa rồi thì vấn đề an ninh mạng phải được đưa lên hàng đầu.

Cái khó nữa xuất phát từ cán bộ công nhân viên của EVNNPC. Tuổi bình quân của cán bộ CNV EVNNPC xấp xỉ 40 tuổi. Để làm quen với công nghệ số hóa, họ cần được đào tạo, làm quen. Trong khi, trình độ, điều kiện của cán bộ CNV giữa miền xuôi, vùng đồng bằng, vùng núi sẽ khác nhau. Ở các vùng núi như Lai Châu, Điện Biên,… tìm được một cán bộ công nghệ thông tin rất khó và mất thời gian đào tạo.

Bên cạnh đó, yếu tố khách hàng, người dân tham gia vào số hóa cũng rất quan trọng. Bởi: Nhiều địa bàn không có mạng internet, nhiều khách hàng không dùng điện thoại thông minh, không dùng tài khoản ngân hàng,… sẽ làm hạn chế quá trình số hóa.

Mong muốn các doanh nghiệp VACOD liên kết thành chuỗi giá trị

Hiệp hội VACOD rất vinh dự khi có EVNNPC là Hội viên. Bà có đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của VACOD và các hội viên đối với EVNNPC cũng như của EVNNPC đối với sự phát triển chung của Hiệp hội?

Bà Đỗ Nguyệt Ánh: VACOD là tổ chức có quy mô lớn, phạm vi hoạt động trên toàn quốc. Hiệp hội gồm nhiều doanh nghiệp mang lại nhiều giá trị khác nhau cho xã hội.

Sản phẩm của EVNNPC là điện. Điện là mặt hàng tiêu dùng mà bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hay người dân nào cũng cần thiết phải sử dụng. Đối với doanh nghiệp, điện là còn là đầu vào, là nền tảng cho các doanh nghiệp khác phát triển. Chính vì vậy, tham gia vào Hiệp hội VACOD, chúng tôi tạo ra được nhiều mối quan hệ tương hỗ với các doanh nghiệp trong Hiệp hội này.

Thứ nhất, chúng tôi cung cấp điện - điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược phát triển doanh nhgiệp, đạt được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của mình với mức chi phí hợp lý, có chất lượng. Thực ra, chi phí của doanh nghiệp dành cho điện năng là thấp, do giá điện ở Việt Nam luôn ở trong Top thấp nhất thế giới. Hiện trạng này xuất phát từ chính sách của Chính phủ nhằm đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy, khuyến khích phát triển sản xuất.

Thứ hai: Ngoài việc cung cấp điện năng phục vụ sản xuất thông thường, một số doanh nhgiệp còn có yêu cầu cao như: Cung cấp điện từ nhiều nguồn, cung cấp công nghệ sửa chữa điện nóng, tức là khi sửa chữa điện không cần ngắt điện, để việc sản xuất, kinh doanh không bị gián đoán.

Ngược lại, các doanh nghiệp trong Hiệp hội là những đơn vị có thể cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, những yếu tố đầu vào cho các công trình của chúng tôi. Do đó, thông qua việc hoạt động trong Hiệp hội, chúng tôi có mối quan hệ tương hỗ để cùng hợp tác, cùng phát triển với nhau.

Trong Hiệp hội VACOD có nhiều doanh nghiệp, đa dạng các ngành nghề, mặt hàng, đủ thành phần, đủ lĩnh vực. Tất cả lĩnh vực này phải dùng điện của chúng tôi (cười). Vậy nên, khi tham gia Hiệp hội, chúng tôi lắng nghe được nhiều ý kiến đa chiều từ các doanh nghiệp, các địa phương và qua đó, chúng tôi điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo chiều hướng tốt hơn.

Chẳng hạn, khu vực vùng núi chưa có nền tảng hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển như khu vực đồng bằng, đô thị ở miền xuôi. Khi chúng tôi trao đổi với các doanh nghiệp khu vực này, họ có thế mạnh riêng của họ, gắn với khu vực. Từ đó, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh của chúng tôi theo hướng đầu tư phát triển điện ở khu công nghiệp trên địa bàn đó, làm cho tăng trưởng GDP của địa phương tăng, làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân ở địa phương. Tôi thấy rằng, Hiệp hội chính là cơ sở, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cũng như có những giải pháp dành cho nhóm ưu tiên phát triển.

Bà có kiến nghị gì đối với Hiệp hội VACOD nhằm hướng tới sự phát triển chung của EVNNPC và các Hội viên cũng như về sự phát triển chung của Hiệp hội?

Bà Đỗ Nguyệt Ánh: Tôi cho rằng Hiệp hội VACOD là một tổ chức kết nối cung - cầu rất tốt. Tuy nhiên, các quyết đoán chính sách lại phụ thuộc vào cơ quan của nhà thẩm quyền của Nhà nước. Vì vậy, tôi rất mong Hiệp hội có thể thay mặt cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội có thêm tiếng nói với Chính phủ, đối với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Ví dụ như đối với ngành điện của chúng tôi, việc tiết kiệm điện cần được thể chế hóa bằng pháp luật, chứ không phải mang tính chất vận động. Vì tiết kiệm điện sẽ tiết kiệm chi phí cho ngành điện, cũng là tiết kiệm tiền cho Nhà nước.

Tôi có một nỗi đau đáu là làm sao cung cấp đủ điện cho khách hàng. Điện là một loại tài nguyên là quý giá nhưng hữu hạn, là một loại hàng hóa rất là đặc biệt, không thể lưu trữ được, công nghệ lưu trữ rất đắt tiền, đầu tư rất tốn kém. Hiện nay, phương Tây và Châu Âu giá điện gia tăng lên gấp 10 lần nhưng cũng không đủ để sử dụng. Do đó, chúng ta phải tổ chức thực hiện tiết kiệm điện một cách khoa học, tiết kiệm điện được xem như tiết kiệm tài nguyên.

Bà Đỗ Nguyệt Ánh

Chúng ta cũng có thể xem tiết kiệm điện là để bảo vệ môi trường bởi: Nếu như chúng ta dùng điện lãng phí, chúng ta phải huy động nguồn điện từ than hay các nguồn khác sẽ ảnh hưởng tới môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp, trước tiên là doanh nghiệp trong Hiệp hội VACOD cần thực hiện tiết kiệm điện, để vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, vừa đạt mục tiêu tiết kiệm điện chung của Chính phủ và ngành điện, mang lại môi trường kinh doanh xanh sạch, đẹp hơn. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn các giải pháp tiếp kiệm điện cho các doanh nghiệp.

Kiến nghị thứ hai mà tối muốn nói đến là các doanh nghiệp liến kết với nhau tạo thành một chuỗi giá trị, một chuỗi liên kết, trong đó có nhiều mặt hàng phụ thuộc vào nhập khẩu. Chỉ cần một trong những mặt hàng thiếu sẽ dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng. Vấn đề đặt ra ở đây, các cơ quan có thẩm quyền, cần có một chiến lược để phát triển chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, làm sao để không phát triển theo hướng tự cung, tự cấp. Nhưng chúng ta vẫn có thể chủ được các nguyên liệu, mặt hàng, chủ động sẵn sàng đối phó với những tình huống.

Xin cảm ơn bà.