2 năm thực thi EVFTA (Bài 1): Xuất khẩu tăng ấn tượng nhờ “con đường cao tốc...”

Tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU.

“Đường cao tốc EVFTA” mở - rau, củ, quả... băng băng tiến vào EU

EU là một thị trường rộng lớn và tiềm năng cũng như một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Tất cả 27 nhà nước thành viên của EU có tổng dân số lên đến khoảng 516 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người của EU lên đến 35.000/năm.

Sức mua của người dân EU chính vì thế là rất lớn, mà thị trường EU hàng năm đều có nhu cầu nhập khẩu một khối lượng rất lớn nhiều mặt hàng từ bên ngoài.

EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Các nước EU thường chi khoảng hơn 160 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông sản mỗi năm. Và theo thống kê, khoảng khoảng 5,5 tỷ USD trong số này dành cho các mặt hàng nông sản từ Việt Nam.

Con số này đã biến EU thành thị trường tiêu thụ nông sản lớn thứ ba của Việt Nam. Vì thế, kim ngạch buôn bán song phương giữa Việt Nam và EU năm 2021 đạt mức 57 tỷ USD.

aria-grand-700x300px.jpg

EVFTA chính vì thế được xem là chìa khóa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường EU, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực chưa thể ký kết các hiệp định thương mại tự do với khu vực này.

Sẽ sáng hơn nữa nhờ hàng rào thuế quan được cắt bỏ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA đều cam kết mở cửa thị trường khá mạnh đối với một số mặt hàng nguyên vật liệu của Việt Nam.

Đối với EU, khu vực này loại bỏ tới 85,6% tổng số dòng thuế đang áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, năng lực cạnh tranh của khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU dự báo sẽ được cải thiện đáng kể.

2 năm thực thi EVFTA Bài 1 : Xuất khẩu tăng ấn tượng nhờ “con đường cao tốc...” 2 EVFTA được xem là chìa khóa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU

Cụ thể, trong vòng 7 năm hơn 73% các mặt hàng gốm, sứ, thủy tinh có thuế suất bằng 0% từ Việt Nam sang EU. Đây được xem là một lợi thế lớn để các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường EU.

EVFTA cũng mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may và thủy sản của Việt Nam tiếp cận thị trường EU. EVFTA giảm thuế suất bình quân 9,6% xuống còn 0% trong vòng 7 năm.

Trong khi đó, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà phê, chè và cao su đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ở thị trường EU.

Trước khi EVFTA được áp dụng, các mặt hàng rau quả của Việt Nam thường bị đánh thuế lên đến 10-20%. Nhưng, EVFTA đã bãi bỏ hầu hết các loại thuế đối với nông sản Việt Nam.

Các mặt hàng được chế biến từ hạt điều của Việt Nam phải chịu thuế khoảng 7-12% tại thị trường EU. Tuy nhiên, EVFTA đã loại bỏ hoàn toàn các loại thuế đánh vào các sản phẩm hạt điều của Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là một cơ hội lớn, mà còn là một cột mốc hiếm có đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam. Ưu đãi này sẽ làm cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh với với các nước trong khu vực.

Mới đây, tại một diễn đàn đánh giá về việc những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi EVFTA, các nhà phân tích đều đồng tình rằng hiệp định này đã giúp Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại truyền thống.

Bởi thị trường EU rộng lớn và tiềm năng đã góp phần thúc đẩy khả năng ứng phó và phục hồi kinh tế của Việt Nam trước những khó khăn khách quan của đại dịch Covid-19.

Việc tận dụng tốt “con đường cao tốc EVFTA” không chỉ giúp các mặt hàng nông sản của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU ở quy mô rộng lớn hơn, mà uy tín của nhiều mặt hàng khác cũng sẽ được nâng lên ở các thị trường khó tính tương tự.

Nói gì thì nói, ưu đãi về thuế quan cũng chỉ là một phần quyết định giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng. Vấn đề mấu chốt là chính các tiêu chuẩn khắt khe của EVFTA buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, thể hiện trách nhiệm xã hội, và đầu tư phát triển bền vững, dần trở thành những bộ phận tất yếu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

EVFTA biến Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chính thức thiết lập các mối quan hệ thương mại tự do với EU. Thực tế đó không chỉ khẳng định vị thế địa - chính trị ngày càng quan trọng của Việt Nam đối với EU, mà còn biến Việt Nam từ một nước đi sau trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thành một nước tiên phong đi đầu trong mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài. EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Điều đó không chỉ đúng đối với các sản phẩm nông nghiệp, mà còn đối với gần như tất cả các mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường EU.