Bộ y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng Vitamin A cho trẻ

Cục Quản lý Dược – Bộ Y đã có Công văn số 4724/QLD-KD đề nghị các đơn vị liên quan tìm thêm nguồn cung, chủ động sản xuất tăng Vitamin A để sử dụng cho chương trình y tế sau khi nhận sự phản ánh từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh...

Theo văn bản ngày 11/5/, chỉ có 3 loại thuốc Vitamin A chứa hàm lượng 5.000 IU tương đương 3.350 mg đã có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Tuy nhiên, Vitamin A liều cao có hàm lượng 100.000 IU và 200.000 IU đang thiếu hụt. Vì vậy, tăng cường nghiên cứu, sản xuất, tìm nguồn cung ứng và nhập khẩu thuốc Vitamin A nói chung và Vitamin A liều cao nói riêng để cung ứng cho chương trình y tế là nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp và bộ ngành liên quan.

Bộ y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng Vitamin A cho trẻ Trẻ em ở trường học tham gia uống Vitamin A

Trước đây, Vitamin A liều cao dùng để bổ sung cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi theo Quyết định số 3893/QĐ-BYT ngày 11/10/2007 của Bộ Y tế được các tổ chức nước ngoài viện trợ, nhập khẩu vào Việt Nam và phân bổ cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo nhu cầu.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, bổ sung Vitamin A cho nhóm trẻ 0 - 60 tháng tuổi là cần thiết do tình trạng thiếu Vitamin A cận lâm sàng khi chưa có biểu hiện bệnh. Ngoài ra, thiếu hụt Vitamin A trong sữa mẹ còn cao, dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi còn cao. Đặc biệt ở những nơi còn khó khăn, những bữa ăn của trẻ thiếu thiếu chất đạm, dầu mỡ, rau xanh hoặc do bà mẹ thiếu kiến thức và thực hành về dinh dưỡng.

Hiện tại, đầu năm 2023, các tỉnh trực thuộc trung ương phải chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm Vitamin A từ nguồn kinh phí của địa phương hoặc từ nguồn của các Chương trình Mục tiêu quốc gia đã được phân bổ cho địa phương.

Tình trạng thiếu vitamin A đã xảy ra từ đầu tháng 12/2022, khi TP HCM đã phải hoãn cho trẻ uống Vitamin A liều cao và thông báo đến đông đảo phụ huynh không đưa trẻ đi uống do chưa nhận được phân bổ từ Viện Dinh dưỡng.

Bổ sung Vitamin A sẽ giúp trẻ tăng cường thị lực, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa tìm được đơn vị cung cấp hay gặp vướng mắc. Đề nghị các cơ sở báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Dược để xem xét, giải quyết theo quy định.

Tin liên quan