Chi phí giải phóng mặt bằng tại những nơi đô thị hoá, phát triển công nghiệp mật độ dân cư đông cao hơn so với những địa bàn khác, đặc biệt là địa bàn chỉ giải phóng đất nông nghiệp.
Chi phí giải phóng mặt bằng tại những nơi đô thị hoá, phát triển công nghiệp mật độ dân cư đông cao hơn so với những địa bàn khác, đặc biệt là địa bàn chỉ giải phóng đất nông nghiệp.
Sáng 6/6, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông quan trọng, trong đó có đường vành đai 3 TP.HCM và vành đai 4 thủ đô Hà Nội.
Theo tờ trình, dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.378 tỉ đồng, bao gồm 38.741 tỉ từ ngân sách trung ương và 36.637 tỉ ngân sách địa phương.
Dự án này được đầu tư theo hình thức đầu tư công, chia thành 8 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo các địa phương.
Để làm dự án này dự kiến giải phóng 642,7ha, với kinh phí giải phóng mặt bằng và tái định cư khoảng 41.589 tỉ.
Lý giải nguyên nhân tổng mức đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM cao bất thường, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, quy hoạch vành đai 3 có từ năm 2011, nếu triển khai vào thời điểm đó thì chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm 1/10 so với bây giờ.
Thêm vào đó, thiết kế hiện tại của đường vành đai 3 TP.HCM là 4 làn xe, tuy nhiên giải phóng mặt bằng sẽ phải đạt từ 6 - 8 làn xe để thuận tiện cho việc mở rộng sau này.
Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng việc giải phóng mặt bằng một lượt theo quy mô toàn bộ dự án bằng mọi giá là việc cần thiết, mặc dù lúc này có phát sinh thêm chi phí, nhưng tính trong tổng thể sẽ rất rẻ, rất hiệu quả.
Hơn nữa, chi phí đầu tư mỗi đường có vị trí khác nhau sẽ khác nhau. Tại những điểm đô thị hoá cao, phát triển công nghiệp, mật độ dân cư đông thì chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn rất nhiều so với những địa bàn khác, đặc biệt là địa bàn chỉ giải phóng đất nông nghiệp.