BCĐ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, trong đó yêu cầu bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thủy điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố.
Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) về mực nước các hồ thủy điện trên cả nước, lưu lượng nước về các hồ chứa khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày 24/9/2023 thấp, dao động nhẹ so với ngày 23/9; khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ thấp, tăng nhẹ; khu vực Tây Nguyên nhiều, dao động nhẹ; khu vực Đông Nam Bộ nhiều, giảm nhẹ so với hôm trước.
Mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thấp, tăng nhẹ; khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ thấp, dao động nhẹ; khu vực Tây Nguyên cao, dao động nhẹ; khu vực Đông Nam Bộ cao, giảm nhẹ so với ngày hôm trước. Các hồ chứa ở lưu vực sông, suối nhỏ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước) mực nước cao, đang tăng cường phát điện, sử dụng nước hiệu quả tránh xả thừa.
Các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ mực nước thấp, đang phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành; trong đó hồ Sơn La đang vận hành bổ sung nước cho hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà đang vận hành theo huy động phát điện để nâng cao mực nước hồ, một số hồ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ xấp xỉ mực nước chết. Khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên mực nước cao; một số hồ đã điều tiết nước xả tràn như Trị An, Thác Mơ, Pleikrông, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah; các hồ lớn còn lại mực nước đều dưới mực nước theo quy định, chủ động vận hành phát điện để sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Dự báo tình hình thủy văn 24h tới, lưu lượng nước về các hồ khu vực Bắc Bộ giảm nhẹ; khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhẹ; khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động nhẹ.
Hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ
Các hồ thủy điện tại khu vực Bắc Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 23/9: Hồ Lai Châu: 542 m3/s; Hồ Sơn La: 1.181 m3/s; Hồ Hòa Bình: 926 m3/s; Hồ Thác Bà: 230 m3/s; Hồ Tuyên Quang: 288 m3/s; Hồ Bản Chát: 243 m3/s.
Hồ thủy điện Mực nước hồ ngày 24/9 (m) Mực nước chết Mực nước hồ ngày 24/9 so với ngày 23/9 (m) Mực nước hồ ngày 24/9 so với mực nước chết (m) Mực nước dâng bình thường / Mực nước trước lũ (m) Hồ Lai Châu 288,91 265 +0,15 +23,91 Mực nước dâng bình thường: 295 m Hồ Sơn La 208,19 175 0 +33,19 Mực nước dâng bình thường: 215 m Hồ Hòa Bình 113,12 80 +0,31 +33,12 Mực nước tối thiểu: 112,9 m Hồ Thác Bà 54,04 46 0 +8,04 Mực nước tối thiểu: 55 m Hồ Tuyên Quang 114,88 90 +0,23 +24,88 Mực nước tối thiểu: 109,6 m Hồ Bản Chát 472,66 431 +0,04 +41,66 Mực nước dâng bình thường: 475 m
Hồ thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ
Các hồ thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 23/9: Hồ Trung Sơn: 190 m3/s; Hồ Bản Vẽ: 165 m3/s; Hồ Hủa Na: 109 m3/s; Hồ Bình Điền: 11 m3/s; Hồ Hương Điền: 57 m3/s.
Hồ thủy điện Mực nước hồ ngày 24/9 (m) Mực nước chết Mực nước hồ ngày 24/9 so với ngày 23/9 (m) Mực nước hồ ngày 24/9 so với mực nước chết (m) Mực nước dâng bình thường / Mực nước trước lũ (m) Hồ Trung Sơn 150,78 150 +0,23 +0,78 Mực nước trước lũ: 154 m Hồ Bản Vẽ 196,13 155 +0,1 +41,13 Mực nước trước lũ: 193-197,5 m Hồ Hủa Na 232,77 215 +0,15 +17,77 Mực nước trước lũ: 235 m Hồ Bình Điền 55,58 53 -0,17 +2,58 Mực nước trước lũ: 80,6 m Hồ Hương Điền 46,64 46 +0,01 +0,64 Mực nước trước lũ: 56 m
Hồ thủy điện khu vực Đông Nam Bộ
Các hồ thủy điện khu vực Đông Nam Bộ lưu lượng về hồ nhiều, giảm so với ngày 23/9: Hồ Thác Mơ: 291 m3/s (xả tràn 228 m3/s); Hồ Trị An: 2.160 m3/s (xả tràn 800 m3/s).
Hồ thủy điện Mực nước hồ ngày 24/9 (m) Mực nước chết Mực nước hồ ngày 24/9 so với ngày 23/9 (m) Mực nước hồ ngày 24/9 so với mực nước chết (m) Mực nước dâng bình thường / Mực nước trước lũ (m) Hồ Thác Mơ 216,12 198 -0,11 +18,12 Mực nước trước lũ: 216 m Hồ Trị An 60,99 50 +0,01 +10,99 Mực nước trước lũ: 60,8 m
Hồ thủy điện khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
Các hồ thủy điện khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ lưu lượng về hồ thấp, tăng nhẹ so với ngày 23/9: Hồ A Vương: 14 m3/s; Hồ Đăkđrink: 21 m3/s; Hồ Sông Bung 4: 31 m3/s; Hồ Sông Tranh 2: 102 m3/s; Hồ Sông Ba Hạ: 295 m3/s.
Hồ thủy điện Mực nước hồ ngày 24/9 (m) Mực nước chết Mực nước hồ ngày 24/9 so với ngày 23/9 (m) Mực nước hồ ngày 24/9 so với mực nước chết (m) Mực nước dâng bình thường / Mực nước trước lũ (m) Hồ A Vương 345,27 340 -0,04 +5,27 Mực nước trước lũ: 376 m Hồ Đăkđrink 392,31 375 -0,32 +17,31 Mực nước trước lũ: 405 m Hồ Sông Bung 4 205,38 205 -0,04 +0,38 Mực nước trước lũ: 217,5 m Hồ Sông Tranh 2 141,64 140 +0,4 +1,64 Mực nước trước lũ: 172 m Hồ Sông Ba Hạ 101,16 101 +0,05 +0,16 Mực nước trước lũ: 103 m Hồ Sông Hinh - 196 - - Mực nước trước lũ: 207 m
Hồ thủy điện khu vực Tây Nguyên
Các hồ thủy điện khu vực Tây Nguyên lưu lượng về hồ nhiều, dao động nhẹ so với ngày 23/9: Hồ Buôn Kuốp: 333 m3/s (xả tràn 38 m3/s); Hồ Buôn Tua Srah: 204 m3/s (xả tràn 26 m3/s); Hồ Đại Ninh: 50 m3/s; Hồ Hàm Thuận: 148 m3/s; Hồ Đồng Nai 3: 149 m3/s; Hồ Ialy: 404 m3/s; Hồ Pleikrông: 251 m3/s (xả tràn 51 m3/s); Hồ Sê San 4: 675 m3/s; Hồ Thượng Kon Tum: 11 m3/s.
Hồ thủy điện Mực nước hồ ngày 24/9 (m) Mực nước chết Mực nước hồ ngày 24/9 so với ngày 23/9 (m) Mực nước hồ ngày 24/9 so với mực nước chết (m) Mực nước dâng bình thường / Mực nước trước lũ (m) Hồ Buôn Kuốp 411,61 409 -0,15 +2,61 Mực nước dâng bình thường: 412 m Hồ Buôn Tua Srah 486,4 465 -0,01 +21,4 Mực nước trước lũ: 486,5 m Hồ Đại Ninh 874,04 860 +0,02 +14,04 Mực nước trước lũ: 878,0 m Hồ Hàm Thuận 602,75 575 +0,12 +27,75 Mực nước trước lũ: 602,5 m Hồ Đồng Nai 3 584,57 570 +0,09 +14,57 Mực nước trước lũ: 587,5 m Hồ Ialy 512,28 490 +0,1 +22,28 Mực nước trước lũ: 513,2 m Hồ Pleikrông 569,49 537 -0,01 +32,49 Mực nước trước lũ: 569,5 m Hồ Sê San 4 214,1 210 -0,02 +4,1 Mực nước trước lũ: 214,5 m Hồ Thượng Kon Tum 1.150,85 1.138 -0,03 +12,85 Mực nước trước lũ: 1.157 m
Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 ngày 24/9/2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 24/9 vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố:
Đối với tuyến biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản; chủ động cấm biển và đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đối với khu vực đất liền Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang.
Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu cá, nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, Bộ Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thủy điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố.
Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.
Thứ sáu, các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thứ bảy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Thứ tám, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Cũng trong ngày 24/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 354 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Văn bản nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 25/9 đến 27/9/2023, ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to.
Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Một là, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Hai là, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Ba là, tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Bốn là, sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Năm là, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Sáu là, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho thấy, ngày 24/9, sản lượng toàn hệ thống điện quốc gia đạt 737,1 triệu kWh, giảm 92,7 triệu kWh so với ngày 23/9. Trong đó, thủy điện đạt 253,4 triệu kWh, giảm 53,8 triệu kWh; nhiệt điện than 368,9 triệu kWh, giảm 21,2 triệu kWh; tuabin khí (Gas + dầu DO) 39 triệu kWh, tăng 4 triệu kWh; điện gió 13,8 triệu kWh, tăng 2,9 triệu kWh; điện mặt trời 47,3 triệu kWh, giảm 20,5 triệu kWh; nhập khẩu điện 13,2 triệu kWh, giảm 4,1 triệu kWh; nguồn khác 1,5 triệu kWh, tương đương so với ngày 23/9.
Công suất lớn nhất trong ngày 24/9 đạt 34.719,7 MW (lúc 18h30).