Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ: Mối lo mới của EU?

Việc ông Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng giống như một cơn ác mộng với Châu Âu. Khối liên minh này đã từng phải chứng kiến những “đòn roi” của Trump trong suốt 4 năm cầm quyền.
screenshot-193-1-6984.jpg
Việc ông Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng giống như một cơn ác mộng với Châu Âu.

Sau bao biến cố và những rắc rối pháp lý, có một điều là châu Âu đến bây giờ vẫn không thể nào lý giải nổi: Đến tháng 11/2024, ông Donald Trump vẫn có thể tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Việc ông Trump có thể quay trở lại Nhà Trắng giống như một cơn ác mộng với Châu Âu. Khối liên minh này đã từng phải chứng kiến những “đòn roi” của Trump trong suốt 4 năm cầm quyền.

MỘT "DONALD TRUMP KHÔNG THÂN THIỆN"

Theo đánh giá của giới quan sát, John Biden hiện là một tổng thống thân thiện nhất với các quốc gia Châu Âu. Ông Biden có công lớn giúp xóa đi những khoảng màu đen tối mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tạo ra với châu Âu trong suốt thời gian cầm quyền. Nếu ông Trump có thể trở thành Tổng thống tiếp theo của Mỹ thì một câu hỏi đặt ra là vị tổng thống này có tiếp tục chủ trương rút khỏi NATO cũng như thực sự coi châu Âu là "không thân thiện"?

Với những diễn biến trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, châu Âu dường như buộc phải đối mặt với thực tế rằng ông Trump có thể trở lại cầm quyền. Trong cuộc thăm dò gần đây nhất của đài ABC (Mỹ), Trump được ủng hộ hơn Biden. Mặc dù cuộc thăm dò gặp nhiều chỉ trích nhưng cũng không thể phủ nhận thực tế rằng, ông Trump đang nhận được tín nhiệm cao hơn các ứng cử viên khác của Đảng Cộng hoà. Nếu Trump có thể giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tới, với châu Âu, đây có thể là cơn ác mộng mới. Những động thái của Trump với châu Âu trong thời gian cầm quyền tới không còn chỉ là lời nói, sự ám chỉ hay hăm doạ. Đó có thể là những động thái cụ thể hơn như quyết định rời khỏi NATO.

trump-nato002-9394.jpeg
Trong nhiệm kỳ trước của mình, ông Trump đã không giấu ý tưởng rời khỏi NATO

Một trong những khía cạnh quan trọng của hiệp ước NATO là Điều 5, liên quan đến phòng thủ tập thể trong liên minh với nội dung: "Các bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn khối". Khi đó, mỗi thành viên, sẽ hỗ trợ thành viên bị tấn công bằng cách thực hiện hành động mà họ thấy cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, "để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương." Điều 5 mới chỉ được Mỹ viện dẫn một lần trong lịch sử NATO sau vụ tấn công khủng bố 11/9 năm 2001.

Nếu Mỹ rời NATO, nước này không thể viện dẫn Điều 5 để tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự nếu bị tấn công. Tuy nhiên, các thành viên NATO cũng không thể viện dẫn điều khoản này để tìm kiếm sự trợ giúp của Mỹ.

Tuy nhiên, các chính trị gia phương Tây lại thích một phiên bản “thái quá” như vậy của Trump. Một Donald Trump “bất thường” rất có thể lại là cơ hội để chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine. Nhưng với phần lớn các quốc gia cựu lục địa thì rất khó để nghĩ theo hướng tích cực như vậy. Việc ông Trump tái đắc cử hiện là nỗi ám ảnh của châu Âu. Một nhà ngoại giao Châu Âu từng nhận định rằng, ông Trump là một cơn ác mộng, là một nhân tố khó đoán định của giới chính trị châu Âu.

Để hạn chế rủi ro một khi ông Trump tái đắc cử, giới cầm quyền Châu Âu đã và đang rất nỗ lực nhằm đưa ra các chính sách nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo giới quan sát thì không có bất kỳ kế hoạch nào như vậy đang được triển khai. Ulrich Speck - nhà phân tích chính sách đối ngoại người Đức đánh giá rằng, đối với các nhà chính trị, những mong muốn đó giống như một cơn mộng du. “Giống như Tổng thống Pháp Macron luôn mơ về quyền tự chủ và chủ quyền cho nước Pháp”, Ulrich Speck khẳng định.

MỘT CHÂU ÂU SẴN SÀNG NHƯNG... BẤT LỰC

Về khả năng tái đắc cử của ông Trump, giới chức trách châu Âu dường như đã bắt đầu thay đổi quan điểm. Nếu trước đây, họ coi khả năng tái đắc cử của ông là con số 0 thì giờ đây, họ lại đang có tâm lý chuẩn bị chấp nhận những thay đổi có thể xảy ra.

“Châu Âu phải sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống liên quan đến kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ. Trong mọi cuộc tranh cử, luôn có nguy cơ ứng cử viên tồi nhất có thể trở thành Tổng thống khi người dân là người bỏ phiếu. Ông Trump có thể trở thành Tổng thống mới của Mỹ ngay cả khi ông ta đang phải đối mặt với rất nhiều rắc rối pháp lý”, Cựu Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định.

Một chuyên gia phân tích chính trị giấu tên khác cũng cho rằng, khả năng ông Donald Trump tái đắc cử ngày càng rõ rệt. Giới chính trị châu Âu ngày càng suy nghĩ nghiêm túc về điều đó cũng như chuẩn bị ứng phó với những bất trắc xảy ra để những hệ quả của năm 2016 sẽ không lặp lại. Chuyên gia phân tích này cũng cho biết, nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump (nếu có) sẽ là một nhiệm kỳ khó đoán định. Đã có rất nhiều nhân viên cũ của ông Trump phải chịu đựng cách hành xử tồi tệ của vị cựu tổng thống này. Thậm chí, những câu chuyện trong suốt quá trình làm việc của các cựu nhân viên đã trở thành tư liệu để viết sách. Và đến bây giờ, thật khó để nói ai có thể chấp nhận thành viên trong nội các của ông Trump ở nhiệm kỳ thứ 2 khi Trump có “tiền sử” về khả năng đối nhân xử thế không hề tốt đẹp.

bartlett-trump2b-rgb-clean-783x1024-8346.jpg
Viễn cảnh “Donald Trump trở lại” đang khiến EU bất an

Viễn cảnh “Donald Trump trở lại” cực kỳ gây khó chịu cho Đức – quốc gia liên tục bị ông Trump "tấn công" khi còn đương nhiệm. Đức thể hiện rõ ràng quan điểm không muốn rơi vào vết xe đổ năm 2016. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, chính quyền Đức vẫn chưa thể xây dựng được một kế hoạch nào để đối phó với việc ông Trump tái đắc cử.

Dù vậy, Đức vẫn không từ bỏ mục tiêu này. Giới chức Đức đã tích cực làm việc với các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu để thiết lập chính sách quốc phòng độc lập. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đến nay vẫn còn đang nằm trên giấy.

Nhiều quốc gia EU khác, đơn cử như Anh cũng đang rất tích cực thiết lập quan hệ với các đối tác của Đảng Cộng hoà Mỹ nhằm hạn chế những bất đồng và những vấn đề không hay có thể xảy ra nếu ông Trump tái đắc cử. Chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Anh vào tháng 5/2023 cũng là một minh chứng tiêu biểu cho thấy, Anh cũng đang không nằm ngoài vòng xoáy này.

Ở chiều ngược lại, Jacek Saryusz-Wolski - nhà lập pháp của Đảng Luật pháp và Công lý (Ba Lan) khá ủng hộ Trump tái đắc cử. Chính trị gia này khẳng định, Ba Lan có mối quan hệ rất tốt đẹp với cựu Tổng thống Mỹ. Việc quân đội Mỹ có mặt tại Ba Lan cũng tạo nên hiệu ứng tích cực. Ba Lan được cho là một trong những đồng minh trung thành nhất của Ukraine ở châu Âu kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Giới chức Châu Âu luôn khẳng định, trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, các quốc gia Châu Âu luôn đóng vai trò lớn trong việc cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine, thậm chí còn vượt qua cả Mỹ. Toomas Hendrik Ilves, cựu Tổng thống Estonia cho biết: “Người châu Âu đã làm được rất nhiều điều, nhiều hơn những gì hầu hết mọi người có thể tưởng tượng. Hãy nhìn vào số lượng vũ khí châu Âu trên chiến trường Ukraine”.

DONALD TRUMP TÁI CỬ - CHÂU ÂU "TÁI THIẾT"?

Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt về “chi phí” dành cho quốc phòng cũng như hậu tái cử của ông Trump tại các quốc gia Châu Âu. Nếu ông Trump muốn thực hiện đúng lời hứa vô hiệu hoá cuộc chiến giữa Nga và Ukraine chỉ trong 1 ngày thì những điều mà ông cần làm chính là tổng lực điều chuyển vũ khí cho chiến trường này. Nếu thành công, đây dường như là cú giáng mạnh mẽ cho những quốc gia đã và đang tài trợ lượng lớn vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, hệ quả là một cuộc “chiến tranh lạnh” giữa EU với Mỹ có thể xảy ra. Mặc dù đây không phải là cuộc chiến quá căng thẳng nhưng bản chất giống như một mối quan hệ theo hướng “bằng mặt nhưng không bằng lòng” giữa các nước phương Tây.

trump-g7-file-7526.jpg

Nếu ông Trump tái đắc cử, Châu Âu sẽ rơi vào một mối lo sợ mới: sợ Mỹ rời khỏi NATO sẽ làm lung lay an ninh quốc phòng của Châu Âu vốn luôn được Mỹ đảm bảo trong 78 năm qua. Đó là một viễn cảnh đáng sợ đối với những người châu Âu và là điều rất ít nhà ngoại giao và quan chức Châu ÂU sẵn sàng đề cập với truyền thông.

Nếu Mỹ rút khỏi NATO, Châu Âu sẽ rơi vào khủng hoảng mới: Mất đi quốc gia lãnh đạo và phải thiết lập lại mối quan hệ quốc phòng trong chính khối EU. Câu hỏi đặt ra là quốc gia nào có khả năng lãnh đạo, ai sẽ có thể cầm quyền và liệu NATO có tiếp tục tồn tại? Liệu các nước châu Âu có hy sinh mô hình phúc lợi xã hội của mình để đáp ứng chi tiêu quốc phòng cao hơn nhiều không?...

Tuy nhiên, theo chuyên gia an ninh người Hà Lan Rasmus Hindren, việc Mỹ rời NATO có thể lại là một điều tốt để châu Âu thay đổi tư duy về quốc phòng. Sau đó là sự thay đổi lớn về tư duy cầm quyền của châu Âu. Hàng loạt các vấn đề có thể phải đặt ra như: Quốc gia nào sẽ chịu trách nhiệm về Liên minh an ninh châu Âu? Sẽ là Paris, Berlin, Warsaw hay là sự lựa chọn mang tính luân phiên giữa các quốc gia trong khối?...

Nếu ông Trump tái đắc cử và rút khỏi NATO, sẽ có một sự chia rẽ nổi lên trong cấu trúc an ninh châu Âu. Các quốc gia Đông Âu có chung đường biên giới với Nga và những quốc gia khác ngay lập tức cảm thấy lo ngại trước tham vọng của Moscow, chẳng hạn như Bắc Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania, sẽ có xu hướng tự nhiên liên kết với nhau trong một liên minh an ninh trên thực tế.

screenshot-192-9079.jpg
Ông Donald Trump có thể sẽ là người khiến EU bị "phân mảnh"

Nếu khối liên minh ấy được thành lập sẽ gây thêm áp lực lên những nước khác ở châu Âu để thành lập các khối liên minh riêng. Điều này sẽ đẩy các quốc gia trong khối liên minh châu Âu ngày càng xa nhau hơn. Nói cách khác, có một khả năng cho một nước Mỹ hậu trật tự an ninh ở châu Âu có thể rất giống những gì đã tồn tại trước Thế chiến thứ nhất: Một loạt các liên minh đan xen có nguy cơ xảy ra chiến tranh với nhau.

Hiện tại, những kịch bản như vậy vẫn còn là những khả năng xa vời nhưng đó là dấu hiệu cho thấy không có gì là không thể tưởng tượng được. Đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, sự trở lại tiềm năng của Trump hóa ra lại là một cơn ác mộng đang thức giấc với châu Âu: Nhìn thấy viễn cảnh tồi tệ có thể xảy ra nhưng bất lực.