EU chuẩn bị thắt chặt đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực quan trọng

EU đã quyết định đẩy mạnh các chiến lược an ninh quốc gia mới với các quy định mới để giám sát, kiểm tra và có thể hạn chế đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chiến lược như AI, vi mạch và công nghệ sinh học…

Ủy ban Châu Âu mới đây đã công bố một đề xuất nhằm cung cấp thêm dữ liệu và báo cáo chi tiết hơn cho các quốc gia thành viên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có rủi ro cao đối với an ninh và trật tự công cộng.

Công nghệ lượng tử, điện toán đám mây, robot, máy bay không người lái, thực tế ảo, cảm biến tiên tiến, mạng 6G, phản ứng tổng hợp hạt nhân, hydro, pin và giám sát không gian, cũng như thiết bị quân sự sẽ là những lĩnh vực nằm trong phạm vi điều chỉnh của kế hoạch.

Mức độ rủi ro sẽ được xác định thông qua quá trình xem xét các tác động mà khoản đầu tư, bất kể quy mô và nguồn gốc, có thể gây ra đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, chuỗi cung ứng, thông tin nhạy cảm và đa nguyên truyền thông. Dòng tiền đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nga, Belarus và nơi chịu lệnh trừng phạt của EU sẽ ngay lập tức bị coi là lý do để kiểm tra.

Sự cảnh giác cao độ cũng sẽ áp dụng cho các khoản đầu tư diễn ra trong khối nhưng lại được kiểm soát bởi một cá nhân hoặc công ty không thuộc EU.

Theo các quy định mới, việc sàng lọc FDI vào các lĩnh vực có rủi ro cao sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên. Tính đến hôm nay, có bốn quốc gia vẫn chưa có một hệ thống phù hợp – Croatia, Bulgaria, Hy Lạp và Síp – trong khi những nỗ lực tại Ireland vẫn đang tiếp tục.

Khi một quốc gia bắt đầu xem xét một khoản đầu tư đáng ngờ, Ủy ban Châu Âu và các thành viên khác sẽ được phép đưa ra nhận xét và bày tỏ quan ngại, biến quy trình nội bộ thành một cuộc đối thoại trên toàn EU. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc cấm FDI sẽ do chính quyền quốc gia đưa ra chứ không phải là Brussels.

Đề xuất mới này là sẽ là phần đầu tiên trong Chiến lược An ninh Kinh tế đã từng được trình bày vào tháng 6/2023 bởi Chủ tịch Ursula von der Leyen.

Kể từ đó, Ủy ban Châu Âu đã phải đối mặt với những cáo buộc về chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa cầm quyền, nhưng nhà điều hành Uỷ ban khẳng định việc tập trung giảm thiểu rủi ro là một phản ứng hợp lý trước bầu không khí chính trị căng thẳng hiện nay trên toàn thế giới, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đại dịch Covid-19, chiến sự Nga - Ukraine và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Vào năm ngoái, Bắc Kinh đã khiến phương Tây tức giận khi hạn chế xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại đất hiếm được sử dụng trong linh kiện điện tử. Brussels lo ngại rằng sự phụ thuộc lâu dài vào các sản phẩm cần thiết để hiện đại hóa khối, bao gồm cả vi mạch và pin, một ngày nào đó có thể phản tác dụng và tàn phá nền kinh tế ở quy mô chưa từng thấy.

Tương tự như vậy, người ta cho rằng việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không xem xét kỹ lưỡng có thể gián tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân nước ngoài tiếp quản những công ty có giá trị, dẫn đến mất bí quyết độc quyền và về lâu dài làm suy yếu khả năng cạnh tranh của châu Âu.

Đề xuất cập nhật các quy tắc được đưa ra chỉ một tháng sau khi chính phủ Tây Ban Nha buộc phải mua 10% cổ phần của Telefonica, công ty viễn thông của nước này, để cạnh tranh với 9,9% cổ phần mà Công ty Viễn thông Saudi (STC) đã mua. Nếu không làm vậy, công ty của Arab Saudi trở thành cổ đông lớn nhất của thương hiệu mang tính biểu tượng Tây Ban Nha.

Margrethe Vestager, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban phụ trách chương trình kỹ thuật số cho biết: “Có sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới đối với những công nghệ mà chúng ta cần nhất. Và trong cuộc đua này, châu Âu không thể chỉ là sân chơi cho những cầu thủ lớn hơn. Chúng tôi cần có khả năng chơi của chính mình”.

Bên cạnh đó, ông Vestager cũng nhấn mạnh rằng EU sẽ vẫn cởi mở nhất có thể, gần gũi nhất có thể và xóa tan quan niệm về một sự chuyển đổi theo chủ nghĩa bảo hộ.

Ngoài ra, Chiến lược An ninh Kinh tế coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như một đồng tiền có hai mặt: trong nước – dòng vốn từ các quốc gia khác vào EU – và bên ngoài – dòng vốn đi từ EU tới các quốc gia khác.

Nhưng trong khi Brussels đã có những bước tiến đáng kể trong việc xem xét kỹ lưỡng đầu tư trong nước và kiểm soát trợ cấp nước ngoài, thì việc kiểm soát đầu tư ra nước ngoài là không đáng kể, mặc dù khối này là nhà tài trợ lớn nhất thế giới.

Vào năm 2022, vốn FDI do các nhà đầu tư cư trú tại EU nắm giữ ở phần còn lại của thế giới lên tới 9,382 tỷ euro.

Ủy ban lo ngại rằng sự thiếu hiểu biết có thể gây ra rủi ro an ninh khi các công ty EU tham gia vào các giao dịch ở nước ngoài liên quan đến các công nghệ nhạy cảm có thể được sử dụng để tăng cường khả năng quân sự và tình báo của các chế độ độc tài có hành động gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.

Tin liên quan