Theo dữ liệu công bố của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, doanh số bán BĐS tính theo giá trị trong tháng 4 đã giảm 46,6% so với cùng kỳ năm 2021- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2006 và giảm sâu so với mức giảm 26,17% vào tháng 3/2022.
Bối cảnh các lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 đã làm “nguội” nhu cầu thị trường dù các cơ quan chức năng liên tục có những động thái hỗ trợ chính sách nhằm vực lại một trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Tiêu dùng và sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4/2022 suy giảm mạnh hơn các dự báo và kỳ vọng trước đó, cho thấy nền kinh tế này chính thức bước một chân vào chu kỳ suy thoái.
Trong đó, bất động sản đóng góp 25% vào tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo tính toán của Reuters, bình quân, doanh số bán bất động sản tính theo giá trị từ tháng 1 đến tháng 4 đã giảm 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dữ liệu công bố trên trang web của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, doanh số bán bất động sản tính theo giá trị trong tháng 4 đã giảm 46,6% so với một năm 2021. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2006 và giảm sâu so với mức giảm 26,17% vào tháng 3/2022.
Được biết, lĩnh vực bất động sản, trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, tăng trưởng chậm lại từ năm 2021 sau khi chính quyền nền kinh tế số 1 thế giới siết khả năng vay vốn của nhiều doanh nghiệp, khiến nhiều người lo ngại một loạt các dự án sẽ bị bỏ dở.
Ngoài ra, giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc tăng 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2 năm 2022, sau khi tăng 2,3% một tháng trước đó. Đây là mức tăng giá nhà mới yếu nhất kể từ tháng 12/2015.
Hơn 80 thành phố đã tiến hành các biện pháp thúc đẩy nhu cầu thị trường từ đầu năm nay, thông qua việc cung cấp các khoản trợ cấp, giảm lãi suất vay thế chấp và chia nhỏ các đợt thanh toán.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường bất động sản vẫn tương đối ảm đạm trong bối cảnh lệnh phong tỏa đang được áp dụng tại một loạt các thành phố, trong đó có đầu tàu kinh tế Thượng Hải.
Trên toàn quốc, đầu tư bất động sản thực hiện bởi các doanh nghiệp phát triển giảm 2,7% trong giai đoạn từ tháng 1-4/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Các dự án khởi công mới cũng giảm 26,3% trong cùng giai đoạn. Trong tháng 4, tổng đầu tư bất động sản giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, nhanh nhất kể từ tháng 12/2021.
Vì vậy, nhiều chuyên gia dự đoán, đà tăng tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng thu nhập chậm chính là lý do kìm hãm nhu cầu nhà ở.
Thúy Hằng