Viện trợ quân sự khiến châu Âu phải đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết được khi quân đội Ukraine tiếp tục “rút lui chiến thuật”.
Chính quyền Ukraine đang thúc giục phương Tây cung cấp những lô vũ khí hiện đại khổng lồ. Nhưng cuộc viện trợ này khiến “đồng minh” phải đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết được khi quân đội Ukraine tiếp tục “rút lui chiến thuật”.
Theo yêu cầu của Washington, các quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí. Các quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp các xe thiết giáp M113 nổi tiếng từ chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Quân đội Nga cũng đã biết về các xe ACV-15 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, phiên bản hiện đại hóa M113.
Những xe thiết giáp này rất dễ dàng bị hỏa lực súng phòng không hạng nặng như 12,7 ly xuyên thủng và bất cứ loại súng phóng lựu chống tăng RPG nào cũng có thể tiêu diệt. Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Lithuania và Australia cũng thông báo sẽ chuyển giao nhiều M113 cải tiến cho Ukraine.
Một đoàn xe thiết giáp M113 của Mỹ sẽ được chuyển giao cho quân đội Ukraine. Video South Front
Theo CNN, Mỹ sẽ chuyển giao hệ thống pháo phản lực - tên lửa HIMARS cho Ukraine. Chuyển giao loại pháo phản lực này có thể được phê duyệt sớm nhất là vào tuần sau theo yêu cầu của Kiev. Washington đã có nhiều tranh cãi về việc gửi loại vũ khí này do quân đội Ukraine sẽ sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga do tầm bắn của tên lửa chiến thuật tổ hợp vũ khí này là 300 km. Tình huống này nếu xảy ra sẽ là hành động khiêu khích nặng nề.
Ngày 30/5, Biden tuyên bố Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine những loại tên lửa có khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev gọi quyết định này là hợp lý.
Pháo phản lực HIMARS của quân đội Mỹ, ảnh South Front
Một vấn đề nghiêm trọng khác mà chính quyền Biden phải đối mặt là chuyển giao nhiều vũ khí chất lượng cao từ kho dự trữ của quân đội Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đối với sức chiến đấu của quân đội Mỹ. Hơn nữa, chuyển giao vũ khí và viên trợ tài chính ảnh hưởng nặng nề đến ngân khố Mỹ với những khoản đầu tư chiến tranh hoàn toàn có nguy cơ không thể thu hồi.
Lục quân Mỹ đã ký hợp đồng có trị giá 624,6 triệu USD để sản xuất Stinger MANPADS với Raytheon Technologies nhằm bổ sung kho dự trữ sau khi gửi khoảng 1.400 MANPADS tới Ukraine. Dự kiến kết thúc hợp đồng là 30/6/2026. Công ty cũng cho biết, hợp đồng bao gồm những điều khoản hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị thử nghiệm và giải quyết vấn đề lỗi thời, nâng cấp các thành phần quan trọng và tăng tốc sản xuất”.
Trước đó, CEO Gregory Hayes của Raytheon cho biết, công ty có thể sẽ không thể sản xuất thêm Stingers cho đến hết năm năm 2023, do một số linh kiện không còn được sản xuất và bán trên thị trường nên thiết bị điện tử trong đầu tự dẫn tên lửa sẽ phải thay đổi và giá thành có thể tăng lên.
Ý cũng đã chính thức tham gia vào cuộc chiến Ukraine. Quân đội Ukraine hiện đang sử dụng pháo xe kéo FH-70 của Ý. Ý cũng chuyển đến Ukraine các xe quân sự đặc chủng và xe bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật.
Quân đội Nga pháo kích phá hủy một khẩu đội pháo xe kéo FH-70 do Ý sản xuất của quân đội Ukraine. Video Rusvesna
Ngày 27/5, Ngoại trưởng Đức và Ba Lan thảo luận về vấn đề chuyển giao vũ khí Đức tới Ukraine. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức cho rằng cần phải có thời gian để điều chỉnh lý và bảo trì, bảo dững các loại vũ khí hạng nặng do đã lỗi thời nhưng Berlin không có kế hoạch cung cấp toàn bộ số vũ khí trang bị này cho quân đội Ukraine.
Israel không cho phép tái xuất tên lửa chống tăng Spike từ kho dự trữ của Đức cho Ukraine. Israel đảm bảo chỉ cung cấp các thiết bị quân sự phi sát thương.
Ba Lan trước đây đã cung cấp nhiều tổ hợp tên lửa phòng không di động Piorun (MANPAD) và tiếp tục cung cấp các loại vũ khí khác cho quân đội Ukraine với hy vọng sẽ dùng người Ukraine với vũ khí phương Tây để làm sụp đổ nước Nga.
Quân đội Ukraine sử dụng tổ hợp tên lửa phỏng không di động (MANPAD) Piorun của Ba Lan. Video South Front
Đến thời điểm này, các quốc gia phương Tây đã tràn ngập Ukraine bằng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự. Quân đội Ukraine bắt đầu từng bước chuyển sang sử dụng rộng rãi các loại vũ khí châu Âu, nhưng số lượng lớn và kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa không thể đồng bộ, do đó những vũ khí này sẽ rất nhanh chóng bị vô hiệu hóa về kỹ thuật.
Các quốc gia châu Âu cũng nhận thấy, đây là cuộc chiến tranh mà châu Âu không thể thắng. Sự suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn chính trị xã hội, sự trừng phạt trong tương lai của Nga có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng, bất ổn xã hội và gia tăng nguy cơ khủng bố trong tương lai gần. Một số nước EU đã thấy được sự lãng phí ngân sách và nguy cơ một thảm họa nhiên liệu, lương thực thực phẩm đang đến gần.