Theo số liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), năm 2022, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670.000 tỉ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Riêng tháng 12/2022, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 62.163 tỉ đồng, chiếm hơn 10,03% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng trong tháng với giá trị hơn 11.912 tỉ đồng.
Tính cả năm 2022, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670.000 tỉ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng với giá trị hơn 23.604 tỉ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12/2022, một số ngành ghi nhận mức tăng như: Ngành năng lượng, chăm sóc sức khỏe; tài chính. Tuy nhiên, một số ngành giảm điểm gồm: Ngành bất động sản; hàng tiêu dùng thiết yếu; công nghiệp.
Chứng khoán BSC cũng đã chia nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thành 4 nhóm chính
Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong năm 2022 với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 653,96 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 17.004 tỉ đồng. Như vậy, giảm lần lượt 11,30% về khối lượng và 21,24% về giá trị so với bình quân phiên năm 2021.
Riêng về khối lượng giao dịch bình quân chứng quyền có bảo đảm (CW), tính cả năm 2022, thanh khoản giao dịch của CW đạt khối lượng giao dịch bình quân phiên là 32,36 triệu CW, tương ứng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 21,05 tỉ đồng.
Đáng chú ý, tại Talkshow Chọn Danh mục kỳ 7 với chủ đề: “Lực đỡ từ vốn ngoại” do Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức ngày 9/12/2022, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán BSC cho biết, thời gian vừa qua, tốc độ mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa từng thấy.
Trong hơn 50 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có đến hơn một nửa là các nhà đầu tư rất dài hạn, các nhà đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường.
Thứ hai là những nhà đầu tư đến từ châu Âu. Họ cũng là những quỹ đầu tư tập trung ở Việt Nam, phần lớn tài sản lên đến 70 – 80%, thậm chí 90% tập trung ở Việt Nam.
Tiếp đó là các quỹ đầu tư chỉ số. Nhóm này chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cuối cùng, nhóm thứ tư là đầu tư thông qua chứng chỉ P-notes. Đây có thể nói là dòng tiền khá nóng vì họ mua nhanh rồi bán nhanh.