Theo thống kê, trong số 27 ngân hàng trên sàn, có tới 17 ngân hàng trình kế hoạch tăng vốn, với lượng tăng thêm khoảng 2,8 tỷ USD.
Ba tuần vừa qua là giai đoạn nhộn nhịp của nhóm ngân hàng khi lần lượt các ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông, cùng với những kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng được đặt ra trong năm nay.
Trong đó phải kể đến những kế hoạch tăng vốn điều lệ với quy mô khủng. Ước tính, các ngân hàng sẽ được bổ sung gần 2,8 tỷ USD vốn điều lệ trong năm nay. Bằng các hình thức phổ biến như: Phát hành cổ phiếu, chào bán riêng lẻ, phát hành trái phiếu,… Trong số 27 ngân hàng trên sàn, có tới 17 ngân hàng trình kế hoạch tăng vốn.
Theo nghiên cứu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, trước đợt tăng vốn này tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng cổ phần 11,4%, còn ngân hàng quốc doanh ở mức 9,2%.
Đồng thời, Fitch Ratings cho rằng quy mô vốn của các ngân hàng Việt có thể tăng thêm khoảng 10,7 tỷ USD trong 2 - 3 năm tới để đạt các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định.
Đơn vị này cho biết: "Tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam rất nhanh những năm gần đây đòi hỏi quy mô vốn của các ngân hàng cũng phải mở rộng, đảm bảo các tỷ lệ về an toàn. Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, các ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để nâng vốn, cải thiện chỉ số CAR".
Việc tăng vốn sễ theo lộ trình từ trên dưới 20%, 30% và cao nhất lên tới 65%. Nếu việc tăng vốn được thực hiện đúng kế hoạch, thứ tự về quy mô vốn của các ngân hàng trên thị trường sẽ có sự xáo trộn.
Điển hình như VPBank. Theo báo cáo tài chính quý I/2022, VPBank đạt hơn 11.000 tỷ đồng doanh thu, sau rất nhiều năm các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh nắm giữ.
Đứng thứ hai thuộc về Vietcombank – ngân hàng “bất tử” chiếm lĩnh vị trí độc tôn suốt bao năm qua. Các vị trí còn lại của top 10 vẫn thuộc về các ngân hàng năm 2021.
Thiên Ân