Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Cần chung tay nâng tầm nông sản Việt

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - người từng ví nông sản Việt như “cô gái quê danh giá” chính là nữ thương lái gợi nên ý tưởng xây dựng HTX Dịch vụ nông nghiệp số đầu tiên tại Bình Phước (gọi tắt là HTX) từ tháng 2/2022.
aria-grand-700x300px.jpg Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Cần chung tay nâng tầm nông sản Việt 2

Ông Đặng Dương Minh Hoàng - Giám đốc HTX (thứ 4, phải sang) và ông Trần Quốc Duy, Giám đốc TT XTĐT,TM&DL tỉnh (thứ 5, trái sang) ký kết BBGNHT.

Theo anh Đặng Dương Minh Hoàng, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị luôn là vấn đề cản trở cho bước tiến của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số sẽ giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí, thông tin minh bạch, chính xác, kết nối cung - cầu, khắc phục tình trạng thiếu thông tin về thị trường.

Anh Hoàng kỳ vọng HTX sẽ góp sức để nâng tầm giá trị, thương hiệu của nông sản; tích cực xây dựng thị trường trong và ngoài nước cho nông sản, giúp nền nông nghiệp Bình Phước phát triển.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Cần chung tay nâng tầm nông sản Việt 3

Ông Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước (đang phát biểu) kỳ vọng HTX sẽ giúp nâng tầm giá trị của nông sản trong tỉnh.

Anh Nguyễn Minh Hiếu, chủ sở hữu của Gia Bảo Ecofarm (TX. Phước Long), Phó Giám đốc HTX chia sẻ nhờ tham gia HTX, anh đã có thể liên kết cùng các đơn vị giúp giải quyết khâu bảo quản giống với phương pháp ướp đông bằng nitơ; qua đó, anh lưu kho được tới 2 năm, giảm thiệt hại về tài chính do hàng bị tồn đọng, hư hỏng.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Cần chung tay nâng tầm nông sản Việt 4

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực (chính giữa) tham gia hoạt động trưng bày của HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước.

Dịp này, HTX đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (BBGNHT) với TT XTĐT,TM&DL tỉnh Bình Phước; qua đó, 2 bên sẽ phối hợp xây dựng chuỗi kết nối các hợp tác xã, nhà nông trong tỉnh với kênh thu mua cuối cùng, giảm bớt khâu trung gian, mang lại tính ổn định cho các sản phẩm của địa phương; từ đó góp phần xây dựng và phát triển thị trường trong và ngoài nước bền vững, ổn định cho nông sản.

Đồng thời, 2 bên sẽ cùng tổ chức các hoạt động kết nối cung - cầu sản phẩm/ dịch vụ khoa học công nghệ (KHCN), nhất là về chuyển đổi số giữa các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp KHCN trong và ngoài nước với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, nhà nông tại Bình Phước có nhu cầu áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, sản xuất. Ngoài ra, HTX đã ký kết BBGNHT với Sở Công thương và Hội Nông dân tỉnh.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Cần chung tay nâng tầm nông sản Việt 5

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền (thứ 3, phải sang) đến xem sầu riêng cấp đông được triển lãm tại gian hàng của HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước.

Bình Phước hiện có hơn 11.000 ha cây ăn trái; trong đó, cây có múi chiếm 16% tổng diện tích. Cây ăn trái đang góp phần mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Bình Phước đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn và từng bước hỗ trợ nông dân lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Việc ra đời HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất - kinh doanh, nông hộ tiếp cận với chuyển đổi số hiệu quả nhất nhằm tăng sức cạnh tranh, chủ động mở rộng thị trường đầu ra, thu hút nguồn khách hàng đa dạng ở mọi lúc, mọi nơi và giảm bớt khâu trung gian để gia tăng lợi nhuận.

Tin liên quan