Cơn đau đầu của gia tộc sở hữu ngân hàng UOB: 16 người cháu nhưng không ai muốn kế nghiệp

Hơn chục người cháu trẻ tuổi trong gia tộc sở hữu ngân hàng UOB hầu hết đều theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của riêng mình...

Cơn đau đầu của gia tộc sở hữu ngân hàng UOB: 16 người cháu nhưng không ai muốn kế nghiệp

Xây dựng một đế chế trị giá hàng tỷ USD là một chuyện. Để giữ được dưới sự kiểm soát của một gia đình lại là một vấn đề khác.

Vào thời điểm Wee Cho Yaw qua đời hồi đầu tháng này ở tuổi 95, có 5 người con của ông đã nắm giữ vai trò vững chắc trong đế chế ngân hàng giàu nhất Singapore và đã tạo nên khối tài sản trị giá 10 tỷ USD.

Con trai cả của ông, Wee Ee Cheong, 71 tuổi, đã lãnh đạo United Oversea Bank (UOB) từ năm 2007, trong khi hai con trai và hai con gái khác của ông, đều trên 60 tuổi, giữ vai trò quản lý ở những bộ phận khác trong đế chế.

Tuy nhiên, hơn chục người cháu trẻ tuổi của ông hầu hết đều theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của riêng mình, từ nhà hàng ba sao Michelin cho đến đồng sáng lập một chuỗi cửa hàng giặt khô và một trang web bán các tác phẩm nghệ thuật châu Á.

Điều đang bị đe dọa là quyền kiểm soát lâu dài của gia tộc đối với UOB, một trong những nhà băng thuộc sở hữu của gia đình lớn cuối cùng ở Singapore, cũng như những viên ngọc quý khác của đế chế.

Khi được hỏi tại một cuộc họp ngắn vào tuần trước về kế hoạch kế nhiệm, Ee Cheong ám chỉ rằng ông sẵn sàng đón nhận người ngoài tiếp quản đế chế của gia đình. Giám đốc điều hành của UOB cho biết ông đang phát triển “nhóm” đồng nghiệp trẻ tuổi của mình, một động thái có nghĩa là xây dựng đội ngũ chuyên gia tài năng của riêng ngân hàng.

Điều đang bị đe dọa là quyền kiểm soát lâu dài của gia tộc đối với UOB, một trong những nhà băng thuộc sở hữu của gia đình lớn cuối cùng ở Singapore, cũng như những viên ngọc quý khác của đế chế. Cha của Cho Yaw, Wee Kheng Chiang, thành lập UOB vào năm 1935 và hiện có giá trị hơn 35 tỷ USD, trong khi UOL Group của gia đình là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Singapore.

Marleen Dieleman, giáo sư về kinh doanh gia đình tại Trường Kinh doanh IMD ở Singapore cho biết: “Gia đình cần phải làm quen với kiểu ra quyết định mới, chuyển từ người lãnh đạo trung tâm sang quan hệ đối tác anh chị em. Các con của Wee Cho Yaw đều đã đến tuổi nghỉ hưu, điều này cho thấy sắp có một người kế nhiệm lãnh đạo khác”.

Trong ít nhất hai thập kỷ, 5 người con của Cho Yaw đã là chủ sở hữu lớn của các công ty quan trọng của gia đình gồm Wee Investments Pte và C Y Wee & Co. Điều này càng nhấn mạnh việc Cho Yaw đã mở đường cho sự kế vị của ông từ rất sớm. Ông thôi giữ chức chủ tịch UOB vào năm 2013.

Nhưng ông Wee, được biết đến là ông trùm ngân hàng cuối cùng của Singapore, vẫn tham gia rất nhiều vào các công việc kinh doanh khác của gia đình cho đến khi ông qua đời. Ngay cả trong những năm cuối đời, ông vẫn tiếp tục làm việc sáu ngày một tuần tại tòa tháp của UOB bên bờ sông Singapore, nơi ông đã đích thân giám sát công trình xây dựng vào những năm 1990.

Vào thời điểm qua đời, ông là chủ tịch của sáu công ty, bao gồm UOL và Tiger Balm-maker Haw Par Corp., đồng thời nắm giữ cổ phần tại UOB trị giá 3,2 tỷ USD và số cổ phần này vẫn chưa được thừa kế.

Ông viết trong tiểu sử năm 2014 của mình rằng mong muốn của Cho Yaw là các cháu của ông sẽ nắm giữ vai trò nổi bật trong công việc kinh doanh của gia đình. Cho đến nay, điều đó đã không xảy ra.

THEO ĐUỔI ĐAM MÊ

Ee Cheong nói về người có thể kế vị ông ở vị trí người đứng đầu ngân hàng: “Nếu các thành viên trong gia đình quan tâm thì họ rất được chào đón. Nhưng tôi nghĩ họ cần theo đuổi đam mê, họ cần tình yêu, họ cần mong muốn trở thành một phần của đội ngũ”.

Tại đối thủ Oversea- Chinese Banking Corp. có trụ sở tại Singapore, gia đình tỷ phú Lee đã rút khỏi công việc quản lý ngân hàng hàng ngày cách đây vài năm. Lee Seng Wee, cựu chủ tịch OCBC, qua đời năm 2015, con trai ông Lee Tih Shih hiện ngồi trong hội đồng quản trị.

Đối với gia tộc Wee, không thiếu những người thừa kế tài sản tiềm năng. Theo cáo phó được công bố sau khi ông qua đời, ông Wee quá cố có 16 cháu và 22 chắt. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ căng thẳng nào xung quanh việc kế vị được công khai và trên thực tế, các cháu của ông hầu như đã đi theo con đường riêng của mình.

Cơn đau đầu của gia tộc sở hữu ngân hàng UOB: 16 người cháu nhưng không ai muốn kế nghiệp 2
Ông Wee Cho Yaw.

Con trai cả của Ee Cheong, Wee Teng Wen, là đối tác quản lý của The Lo and Behold Group, công ty sở hữu và điều hành Odette, một trong số ít các nhà hàng Michelin ba sao ở Singapore và Câu lạc bộ bãi biển Tanjong, một bãi biển nổi tiếng, thu hút nhiều giám đốc điều hành nước ngoài và người mẫu Instagram.

Con trai khác của ông, Wee Teng Chuen, đã rời bộ phận ngân hàng doanh nghiệp của UOB vào năm 2020 để tham gia vào một nền tảng quản lý bất động sản đã đóng cửa kể từ đó. Anh cũng đồng sáng lập với anh trai mình một chuỗi cửa hàng giặt khô For the Love of Laundry.

Một người cháu khác của Cho Yaw, Alexandra Eu, kết hôn với một người thuộc dòng họ Kuok, người có tộc trưởng là tỷ phú dầu cọ Robert Kuok, là người giàu nhất Malaysia. Sau một thời gian tham gia chương trình liên kết quản lý và sau đó là làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân tại UOB hơn một thập kỷ trước, giờ đây cô đồng sở hữu một quán cà phê với chồng và đồng sáng lập một trang web bán các tác phẩm nghệ thuật châu Á.

TÀI SẢN TỶ USD

Ngoài lĩnh vực ngân hàng, Cho Yaw đã tiếp quản công ty tiền nhiệm của UOL vào những năm 1970, giúp xây dựng danh mục đầu tư bất động sản trải rộng trên một số công ty vẫn nằm dưới sự kiểm soát của gia đình. UOL hiện quản lý tài sản trị giá hơn 20 tỷ đôla Singapore (15 tỷ USD) và là nhà phát triển bất động sản niêm yết lớn thứ hai ở Singapore, sau City Developments.

Ông cũng đã giúp giải cứu Haw Par, công ty quản lý thủy cung ở Thái Lan, Underwater World Pattaya và sở hữu nhiều tài sản khác nhau ở Thái Lan.

Một người nổi tiếng cũng đang thăng tiến trong lĩnh vực bất động sản của đế chế là Jonathan Eu, một cháu trai khác của Cho Yaw, tốt nghiệp trường Wharton, đứng đầu Singapore Land Group, một công ty con của UOL trị giá khoảng 2 tỷ USD.

Tại cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh hôm thứ ba, Jonathan Eu cho biết cổ phần của gia đình Wee trong công ty bất động sản cho đến nay vẫn được giữ nguyên. Sarah Jane Mahmud, nhà phân tích ngân hàng tại Bloomberg Intelligence cho biết: “Là ngân hàng Singapore duy nhất hiện do gia đình điều hành, điều này khiến UOB trở nên độc nhất so với các ngân hàng cùng ngành. Với việc rất ít cháu của Wee làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có khả năng UOB sẽ bị quản lý bởi những người được gọi là người ngoại tộc trong tương lai”.

UOB từ chối bình luận về giá trị cổ phần UOB của Cho Yaw sẽ được thừa kế. Teng Wen đã không trả lời yêu cầu bình luận qua LinkedIn, trong khi Bloomberg News không thể liên lạc được với Teng Chuen.

Cho Yaw, người đã mài giũa kỹ năng kinh doanh của mình sau sự bùng nổ trong giao dịch hàng hóa vào những năm 1950 ở Malaya, nhận thức rõ những khó khăn khi duy trì công việc kinh doanh của gia đình cùng nhau.

Cơn đau đầu của gia tộc sở hữu ngân hàng UOB: 16 người cháu nhưng không ai muốn kế nghiệp 3
5 người con của Cho Yaw đã là chủ sở hữu lớn của các công ty quan trọng của gia đình.

Năm 2004, ông phải cản trở nỗ lực của nhà đầu tư nhà nước Temasek Holdings Pte nhằm mua lại cổ phần của gia đình ông tại UOL. Trước khi qua đời, Cho Yaw nắm giữ khoảng 30% cổ phần trong nhà phát triển.

Trong tiểu sử xuất bản năm 2014, Cho Yaw cho biết ông mời đại gia đình đi ăn vào chủ nhật hàng tuần để giữ liên lạc và sắp xếp cho các con đến sống gần biệt thự của ông ở Jalan Asuhan, một con phố giàu có phía bắc Singapore.

Ba người trong số họ – Wei Chi, Ee Cheong và Ee Lim – mỗi người đều sở hữu những căn nhà gỗ sang trọng liền kề ở khu Camden Park gần đó. Những ngôi nhà trong khu vực này nằm trong số những ngôi nhà có giá trị cao nhất ở Singapore. Một ngôi nhà gỗ được coi là hạng tốt ở Jalan Asuhan được bán với giá khoảng 30 triệu USD vào năm ngoái.

Cho Yaw cho biết ông không biết liệu thế hệ thứ tư có tiếp quản đế chế hay không, ông viết trong cuốn sách. “Tôi chỉ có thể hy vọng họ làm được”, ông nói.

Tin liên quan