Quản lý xăng dầu (Bài 1): Khi chính sách không theo kịp thị trường!

Dù dù hệ thống pháp luật về quản lý xăng dầu liên tục được bổ sung và hoàn thiện, nhưng vẫn có độ trễ nhất định trước diễn biến khó lường của thị trường.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và mới đây nhất là Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/ 2021 sửa đổi một số điều Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Mặc dù hệ thống pháp luật về quản lý, điều hành kinh doanh mặt hàng xăng dầu liên tục được bổ sung hoàn thiện, nhưng vẫn có độ trễ nhất định, nhất là khi đối mặt với những biến động khó lường của thị trường như thời gian qua. Điều đó đã làm bộc lộ rõ nét những hạn chế trong các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh, dự trữ đối với mặt hàng chiến lược này.

Chu kỳ điều chỉnh giá chưa phù hợp!?

Theo đó, việc điều hành giá xăng dầu hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.

Trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.

Có thế thấy so với trước đây, chu kỳ điều hành xăng dầu hiện nay là 10 ngày, giảm 5 ngày. Tuy nhiên, quy định về thời gian kỳ điều chỉnh giá như vậy vẫn còn quá dài chưa sát thực tế hơn, bộc lộ nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, việc ấn định thời gian điều chỉnh vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng và trong trường hợp trùng vào ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định của nhà nước, thì lùi thời gian điều chỉnh sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ, khiến cho việc điều hành giá xăng dầu chưa thực chưa linh hoạt, khiến giá trong nước lỗi nhịp, không bắt kịp với thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều đại lý, cửa hàng xăng dầu găm hàng không bán khi giá thế giới có xu hướng tăng.

Một số cửa hàng bán nhỏ giọt, đối phó chờ cho đến thời gian điều hành tiếp theo, vì biết chắc kỳ tới giá sẽ tăng. Mặc dù, có quy định về việc cấm găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá và các chế tài xử lý vi phạm nhưng tình trạng này vẫn xảy ra khá phổ biến, thậm chí còn ngày càng gia tăng nghiêm trọng.

Mặc dù luật có quy định “Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp”.

Tưởng chừng quy định như vậy sẽ đáp ứng kịp thời việc điều chỉnh giá đảm bảo giá sát với giá thị trường trong những trường hợp có diễn biến bất thường.

aria-grand-700x300px.jpg

Theo đó, hiện nay 95/2021/NĐ-CP quy định thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

Đối với thương nhân phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 5 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại.

Như vậy so với trước đây, mức dự trữ bắt buộc đối mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề (theo quy định tại Điều 31, Nghị định 83/2014/NĐ-CP) đã giảm xuống đáng kể.

Điều đáng nói là, theo thông lệ quốc tế, mua bán xăng dầu phải theo kỳ hạn, tối thiểu là 1 tháng và có thể lên đến 3 tháng hoặc 6 tháng. Các doanh nghiệp đầu mối khi đặt mua của doanh nghiệp đầu mối nước ngoài, họ phải ký kết hàng tháng trước đó. Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của nguồn cung xăng dầu trên thế giới, cộng với sự ảnh hưởng tình hình dịch bệnh thời gian qua, khiến cho nguy cơ đứt gãy nguồn cung cục bộ tăng cao.

Bên cạnh đó, pháp luật vẫn thiếu quy định cụ thể về cơ chế kiểm, giám sát thường xuyên, định kỳ việc dự trữ của các doanh nghiệp đầu mối và phân phối xăng dầu. Điều này, khiến cho một số đơn vị chủ quan không chủ động dự trữ thậm chí thường xuyên vi phạm quy định về dự trữ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đứt gãy nguồn cung cục bộ.

Thực tế chứng minh, qua thanh tra đối với 38 đơn vị đầu mối mới đây, cơ quan thanh tra Bộ Công thương đã chỉ ra các vi phạm chủ yếu là: không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không đáp ứng về hệ thống phân phối; không duy trì mức dự trữ xăng dầu bắt buộc hoặc duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu; nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được phân giao hằng năm; bán xăng dầu cho đối tượng ngoài hệ thống; ký hợp đồng với đại lý xăng dầu đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác...

Trong đó, Công ty TNHH thương mại và du lịch Xuyên Việt Oil có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ đáp ứng dự trữ 1 ngày với xăng và không có dự trữ với dầu. Đáng chú ý là tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra với những doanh nghiệp này ở những năm trước, khi lượng dự trữ thực tế chỉ đạt được vài ngày.

Quản lý xăng dầu Bài 1 : Khi chính sách không theo kịp thị trường! 2

Vẫn còn quy định hạn chế cạnh tranh, dễ dẫn đến độc quyền!

Theo đó, Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định: “Thương nhân đã ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác; Thương nhân đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối; làm đại lý cho tổng đại lý; Thương nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác.” (khoản 5 Điều 15; khoản 5 Điều 18 và khoản 3 Điều 21).

Theo đó, trong cùng một thời điểm, các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ 1 nguồn. Mặc dù quy định như vậy có thể giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát, bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng xăng dầu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng nhập từ một đầu mối duy nhất sẽ dễ khiến đứt gãy nguồn cung khi đơn vị phân phối, gặp trục trặc. Bên cạnh đó, dưới góc độ cạnh tranh, quy định này cũng dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh phân phối xăng dầu.

Điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu chưa thực sự chặt chẽ?

Cuối cùng, điều mà chúng tôi muốn nói đến chính là hiên nay điều kiện gia nhập thị trường đã thực sự chặt chẽ hay chưa? Bởi thực tế thời gian qua cho thấy, có không ít những doanh nghiệp vi phạm, đầu cơ, làm ăn bất chính nên hệ quả là có những doanh nghiệp bị xử phạt, tước giấy phép.

Một chuyên gia về xăng dầu cho rằng, nguyên nhân chính khiến thị trường xăng dầu "điêu đứng" trong thời gian qua là vấn đề cấp phép xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu tràn lan.

Theo theo vị chuyên gia này, trong hơn 30 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu, chỉ có phân nửa doanh nghiệp là kinh doanh xăng dầu, có những doanh nghiệp không nhập giọt xăng nào mà chủ yếu đầu tư bất động sản, buôn bán gạo. Bởi, việc doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được hưởng ưu đãi rất lớn về vay vốn ngân hàng, room tín dụng, sử dụng vốn vay ngân hàng.

Trong thực tế, nguồn xăng dầu nhập khẩu trong quý 3 của các doanh nghiệp đầu mối giảm mạnh. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong quý 3, sản lượng nhập khẩu xăng giảm đến 40%, dầu diesel giảm 35% so với quý 2. Đặc biệt, ngày 9/10, Tổng cục Hải quan đã thông tin, chỉ có 19 trong số 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu, còn lại không thấy nguồn hàng về.