Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan

Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là quê hương của những ông lớn công nghệ như Foxconn, Acer, Asus hay hãng tàu Evergreen. Nền kinh tế này cũng sở hữu những thành tựu về xanh hóa các hoạt động kinh tế đáng để ghi nhận và học hỏi.

Đài Loan cũng đặt mục tiêu "netzero" năm 2050 như Việt Nam.

Tôi tham dự Triển lãm Thành phố thông minh (Smart city Summit & Expo 2024) tại Đài Bắc, thành phố trung tâm của Đài Loan. Triển lãm là nơi quy tụ, trình diễn của những công ty công nghệ hàng đầu Đài Loan và thế giới.

Điều thú vị của triển lãm năm nay là có rất nhiều công nghệ xanh phục vụ cho những đô thị trong tương lai, từ những công nghệ đang dần quen thuộc như xe bus xanh, sạc xe điện nhanh, hệ thống giao thông thông minh cho đến những công nghệ còn rất mới, bao gồm xe tự lái hay drone giao hàng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một phần quan trọng tại triển lãm. Có nhiều khu vực trải nghiệm thực tế ảo (VR) thông qua kính thực tế ảo Meta Quest, nơi ta có thể trò chuyện, giao tiếp với những “người ảo”.

ChatGPT và các phần mềm tương tự xuất hiện khá nhiều. Các công ty sử dụng hiệu quả công nghệ đám mây và xây dựng thuật toán để AI có thể đưa ra câu trả lời nhanh và chính xác cho nhiều câu hỏi.

Đáng chú ý, những công nghệ hiện đại kể trên có sự đóng góp không nhỏ của các công ty startup. Tiếp xúc với họ, tôi cảm thấy được năng lượng và nhiệt huyết dồi dào.

Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan
Đoàn Việt Nam tham dự Smart city Summit & Expo 2024.

Phải tận mắt chứng kiến tôi mới hiểu được tại sao là một vùng lãnh thổ với diện tích và dân số không cao nhưng Đài Loan luôn lọt top 20 nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người đạt đến hơn 73 nghìn USD mỗi năm.

Công nghệ là một chuyện nhưng khả năng ứng dụng công nghệ vào đời sống để nâng cao tiện nghi và năng suất lao động thật đáng để học hỏi.

Kinh tế tuần hoàn

Đài Loan cũng đặt mục tiêu giống với Việt Nam là “net zero” vào năm 2050. Bên cạnh năng lượng xanh, giao thông xanh, kinh tế tuần hoàn là hợp phần quan trọng giúp vùng lãnh thổ này đạt được mục tiêu khí hậu đầy tham vọng.

Tại Đài Loan, chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được triển khai từ năm 1987, tức là 37 năm trở về trước. Thời điểm sau đó 10 năm, tức năm 1997 trở đi là lúc EPR được triển khai mạnh mẽ nhất, với nhiều chương trình cụ thể.

Năm 1997, Đài Loan triển khai chương trình tái chế “bốn trong một”, tức là bốn thành phần tham gia một chương trình. Các thành phần bao gồm cộng đồng dân cư thiết lập các đơn vị tái chế nhỏ dựa vào cộng đồng; doanh nghiệp tổ chức thu gom, tái chế theo quy định để tạo doanh thu; chính quyền địa phương tổ chức thu gom bán lại cho đơn vị tái chế và các quỹ tái chế hỗ trợ nhà thu gom, tái chế.

Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan 2
Hai hiệp hội tái chế ký kết biên bản ghi nhớ.

Đến năm 2000, Đài Loan triển khai chính sách phân loại rác thải tại nguồn, đồng thời áp dụng việc thu phí đối với mỗi túi nylon được sử dụng tại cửa hàng, siêu thị.

Năm 2016, chiến lược kinh tế tuần hoàn được tích hợp trong kế hoạch đổi mới công nghiệp của Đài Loan nhằm mục tiêu tăng tốc phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế. Năm 2020, Đài Loan thành lập Văn phòng kinh tế tuần hoàn.

Chính sách kinh tế tuần hoàn trải qua 37 năm cải tiến liên tục, đưa Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đi đầu trong triển khai kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường. Ngành công nghiệp tái chế ở đây cũng rất phát triển đối với đa dạng các loại vật liệu, từ nhựa, nhôm cho đến thủy tinh.

Qua trao đổi với các chuyên gia và doanh nghiệp của Hiệp hội Tái chế Đài Loan, tôi rút ra được một số bài học về yếu tố thành công cho phát triển kinh tế tuần hoàn và ngành công nghiệp tái chế.

Thứ nhất, sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan, không chỉ chính quyền, doanh nghiệp mà còn phải có sự ủng hộ từ phía người dân.

Hy vọng Việt Nam sẽ chắt lọc được những kinh nghiệm quý báu từ triển khai EPR và kinh tế tuần hoàn tại Đài Loan để đi nhanh và mạnh mẽ hơn trên con đường “Vì một Việt Nam xanh sạch đẹp”.

Thứ hai, để có được sự ủng hộ từ phía người dân, cần liên tục tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua nhiều hình thức, bao gồm hội thảo, triển lãm hay các chương trình truyền thông.

Thứ ba, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt những quốc gia đang đi tiên phong về kinh tế tuần hoàn như Đức, Thụy Sĩ, Na Uy…

Thứ tư, chính sách phân loại rác tại nguồn là cốt lõi để tạo ra nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp tái chế.

Cuối cùng, ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế, sản phẩm xanh. Tại Đài Loan, tôi rất ấn tượng với tỷ lệ nhựa tái chế sử dụng trong các chai nhựa lên đến 55%.

Dịp này, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cũng ký kết biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Tái chế Đài Loan, tạo cơ hội để hai bên tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Hy vọng Việt Nam sẽ chắt lọc được những kinh nghiệm quý báu từ triển khai EPR và kinh tế tuần hoàn tại Đài Loan để đi nhanh và mạnh mẽ hơn trên con đường “Vì một Việt Nam xanh sạch đẹp”.

Giao thông xanh và niềm tự hào

Phải công nhận một điều rằng hệ thống hạ tầng giao thông của Đài Loan rất “chuẩn”, hệ thống cao tốc hoàn chỉnh, biến báo rõ ràng. Đây là nền tảng tốt để phát triển công nghệ giao thông thông minh, bao gồm xe tự hành.

Đài Loan có một thương hiệu xe riêng là Luxgen. Khoảng 15 năm về trước, sang Đài Loan, thấy Luxgen trên đường khá phổ biến. Tuy nhiên, đến nay, xe Luxgen chỉ xuất hiện thưa thớt và số lượng xe điện Luxgen cũng không cao.

Trong triển lãm, phần giao thông xanh, cũng chủ yếu trưng bày các dòng xe điện của Tesla hoặc Volvo.

Niềm tự hào xe điện, cũng giống như niềm tự hào của chúng tôi, Nhựa tái chế DUYTAN, đang tái chế ra sản phẩm nhựa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xài được ở Mỹ, ở châu Âu.

Chứng kiến những điều này, tôi cảm thấy rất tự hào. Việt Nam chúng ta hiện nay cứ ra đường là thấy rất nhiều xe điện và đại đa số là xe điện VinFast, xe dịch vụ của Xanh SM. Nhờ có VinFast, tỷ lệ sử dụng xe điện của Việt Nam tăng lên đáng kể, gây ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế.

Cách đây vài ngày, tôi có đọc được thông tin rằng Việt Nam sở hữu hệ thống trạm sạc dày đặc hàng đầu thế giới, với tỷ lệ là 15 trạm sạc/10 nghìn dân. Con số này cao gấp năm lần nước Mỹ.

Nếu đi sang Mỹ hay Đài Loan, chúng ta sẽ thấy thông tin này rất chính xác. Mật độ trạm sạc của những nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Đài Loan thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Đây là tín hiệu vui cho ngành công nghiệp xe hơi, xe điện vẫn còn non trẻ ở Việt Nam.

Đi nhiều mới thấy nhiều và học được nhiều điều. Tôi rất ấn tượng với những cái hay của Đài Loan nhưng cũng rất tự hào với những bước tiến của Việt Nam thời gian gần đây. 15 năm trước, nhìn Luxgen của Đài hay Proton của Malaysia, đã tự hỏi rằng, bao giờ Việt Nam mình mới có hãng xe nội địa nhỉ?

Bây giờ, VinFast đã giúp tôi làm được điều đó. Niềm tự hào này, cũng giống như niềm tự hào của chúng tôi, Nhựa tái chế DUYTAN, đang tái chế ra sản phẩm nhựa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xài được ở Mỹ, ở châu Âu.